5 cách để trẻ được sinh đủ tháng

Y nghia cua viec mang thai du thang va 5 cach de con ban duoc sinh du thang

5 cách để trẻ được sinh đủ tháng

Khoảng 57,5% tổng số ca mang thai được ghi nhận là đủ tháng. Điều đó rất quan trọng vì mang thai đủ tháng sẽ mang lại cho em bé đủ thời gian cần thiết để tăng trưởng và phát triển, do đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.

Một đứa trẻ sinh non có nguy cơ cao bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ, bại não, khuyết tật học tập, và nhiều căn bệnh khác.

Thai đủ tháng kéo dài từ 39 tuần đến 40 tuần, 6 ngày. Thai đủ tháng sớm khi thai được 37 tuần – 38 tuần, 6 ngày. Ước tính có khoảng 26% tất cả các ca sinh sớm xảy ra trong thời hạn này.

Y nghia cua viec mang thai du thang va 5 cach de con ban duoc sinh du thang

5 cách để trẻ được sinh đủ tháng

Thai đủ tháng muộn (41 tuần – 41 tuần, 6 ngày). Khoảng 6,5% các ca sinh nở xảy ra sau 41 tuần và được coi là trễ hạn hoặc sau kỳ hạn. Thai đủ tháng muộn làm tăng nguy cơ biến chứng nhất định, bao gồm chảy máu sau sinh và rách âm đạo nghiêm trọng. Mang thai quá ngày (42 tuần trở lên).

Khi nghiên cứu ngày càng phát triển cho thấy rằng trẻ sơ sinh khỏe mạnh nhất khi được sinh ra trong tuần 39 và 40, các phân loại rõ ràng hơn đã được đưa ra để phản ánh những phát hiện đó đối với các trường hợp mang thai đủ tháng sớm, đủ tháng, đủ tháng muộn và quá ngày.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được việc mang thai non tháng và mang thai quá ngày. Tuy nhiên, dưới đây là 5 điều các chuyên gia khuyên để tăng khả năng mang thai đủ tháng.

1. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và luôn đủ nước

Một nghiên cứu lớn năm 2014 cho thấy rằng những phụ nữ mang thai ăn chế độ ăn uống gồm rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm nạc và cá, đồng thời uống nhiều nước ít có nguy cơ sinh non hơn những phụ nữ có chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến.

2. Bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật

Trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thấp hơn do cơ thể đang tập trung vào việc phát triển một em bé. Do vậy, các bà mẹ nên gắng hết sức để tránh xa virus và vi khuẩn.

3. Theo dõi chăm sóc trước khi sinh

Điều quan trọng là bắt đầu chăm sóc tiền sản ngay khi bạn phát hiện ra mình có thai, tham dự tất cả các cuộc hẹn kiểm tra sức khỏe cần thiết và thông báo bất kỳ mối quan tâm nào với bác sĩ trong suốt thai kỳ.

Trong những lần thăm khám này, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng bạn đang tăng cân một cách hợp lý và không có biến chứng nào có nguy cơ dẫn đến việc sinh sớm hoặc sinh muộn.

Y nghia cua viec mang thai du thang va 5 cach de con ban duoc sinh du thang

4. Giảm căng thẳng trong cuộc sống

Mức độ căng thẳng cao trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sinh non. Nói chuyện với bác sĩ về những cách bạn có thể giảm căng thẳng, chẳng hạn như yoga trước khi sinh, thiền và các chiến lược thư giãn khác.

5. Đảm bảo khảng cách giữa các lần sinh

Khoảng thời gian giữa các lần mang thai càng ngắn thì nguy cơ sinh non càng cao. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên đợi từ 18 đến 24 tháng trước khi cố gắng thụ thai lại sau khi sinh.

Mang thai và sinh con đủ tháng làm tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sinh con khỏe mạnh nếu sinh trước hoặc sau ngày dự sinh – nguy cơ biến chứng chỉ cao hơn trong những trường hợp này.

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh sớm và sinh muộn nằm ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như mang đa thai hoặc gặp bất thường ở cổ tử cung khi mang thai.

Tuy nhiên, có những bước bạn có thể thực hiện để tăng cơ hội mang thai đủ tháng, chẳng hạn như tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tuân thủ tất cả các cuộc hẹn khám trước khi sinh, kiêng ma túy, rượu và thuốc lá và bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật.

xem thêm: sinh con đủ tháng có lợi gì đối với con

“Nguồn: Suckhoegiadinh”

Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE

TIN LIÊN QUAN

Làm gì để chăm sóc âm đạo khi mang thai?

kienthuc

Thai nhi 2 tuần tuổi phát triển như thế nào?

kienthuc

Thai nhi 5 tuần tuổi: những điều cần biết

kienthuc