Nhức răng là gì?
Nhức răng khiến bạn gặp nhiều trở ngại: ăn uống không ngon miệng, khó chịu khi cười nói, phát âm khó khăn, thậm chí khiên cơ thể mệt mỏi… Cách trị đau răng tốt nhất không phải là đối phó với cơn đau tạm thời, mà là trị tận gốc các nguyên nhân gây ra đau răng
1- Cách trị đau răng do sâu răng
Răng xuất hiện chấm đen, hoặc có sự thay đổi về màu sắc, đi kèm theo đó là những cơn đau nhức răng âm ỉ là dấu hiệu của bệnh sâu răng.
2. Cách trị đau răng do bệnh nướu, nha chu
Một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau răng là do bệnh nướu, bệnh nha chu. Các vi khuẩn tích tụ trong cao răng hình thành ở đường viền răng và nướu, do đó, cách trị đau răng hiệu quả trong trường hợp này là phối hợp thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn gây bệnh.
Trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã xuất hiện túi nha chu có mủ gây đau nhức răng, bác sĩ cần tiến hành nạo túi nha chu (làm sạch sâu túi nha chu), vệ sinh răng sạch sẽ bằng thiết bị chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho nướu liền lại và bao bọc chân răng. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh trị viêm cho bệnh nhân. Tuy nhiên có những trường hợp sau khi làm sạch túi nha chu, tình trạng viêm nha chu vẫn không thuyên giảm, phẫu thuật sâu hơn có thể cần can thiệp.
Bài 1 : Quả vải phơi khô 20 g, rễ lá lốt 20 g, đổ một bát nước sắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày .
Bài 2: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5 – 10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. Hoặc lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức.
Bạn đang đọc: Bài thuốc dân gian trị đau nhức răng lá trầu không |
Bài 3: Vỏ thân cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g, sắc lấy nước đặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối.
Bài 4: Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 100ml. Cạo vỏ ngoài, thái nhỏ cho vào rượu ngâm, ngày ngậm 4 – 5 lần, dùng trong 2 – 3 ngày liền hoặc sắc nước lá ruối hòa với một ít muối để súc miệng.
Bài 5: Hoa tươi của cây cúc áo 50g hoa ngâm với 300ml rượu trắng. Ngâm trong 10 – 15 ngày là được. Khi bị đau răng ngậm một ít rượu này trong vài phút, sau đó nhổ đi và súc miệng sạch. Ngày ngậm 5 – 10 lần.
Bài 6: Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột, trộn với một ít dấm thanh, chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và có thể ngủ được.
Bài 7: Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần.
Bài 8: Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 – 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày chấm thuốc 3 – 5 lần.
Bài 9: Vỏ thân cây sao đen 100g, cạo bỏ lớp bẩn thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, 2 vị bằng nhau, sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức, tác dụng giảm đau nhanh hơn.
xem thêm: đau răng có ảnh hưởng gì đến não
Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE