Top 10 nguyên nhân đau dạ dày và những thói quen tốt để đẩy lùi bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày, tạo những thói quen tốt để đẩy lùi

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phụ thuộc vào độ tuổi hay giới tính.  Căng thẳng kéo dài, uống rượu bia , sử dụng thuốc, ăn uống không điều độ, vi khuẩn HP…. là những nguyên nhân gây đau dạ dày, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của bạn.

Đây còn được xem là một trong những bệnh lý hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ, việc thiết lập và thực hiện các thói quen tốt dưới đây cũng góp phần rất lớn trong viêc hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Ăn chậm nhai kỹ

Khi nhai không kỹ, thức ăn xuống đến dạ dày vẫn còn kích thước lớn, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio (Mỹ), trước khi nuốt, các loại đồ ăn cứng và nhiều chất xơ nên được nhai ít nhất 30 lần; các loại thực phẩm mềm nên được nhai ít nhất 5 – 10 lần. Nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, các dịch tiêu hóa sẽ thấm được nhiều hơn và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giúp dạ dày giảm tải gánh nặng, không phải lao lực quá sức.

Robyn Youkilis, chuyên gia hàng đầu về sức khỏe tiêu hóa phát biểu rằng: khi bạn không nhai thức ăn cho tới khi chúng thành chất lỏng, bạn đã bỏ qua một phần quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Tôi luôn nhắc nhở cộng đồng của mình rằng: ‘Dạ dày của các bạn không có răng’!Hãy luôn nhớ rằng: “Ăn thật chậm và nhai đủ kỹ”. Đó là biện pháp hữu hiệu để giữ gìn sức khoẻ và phòng bệnh tốt nhất.

2. Không dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau, kháng viêm hoặc hạ sốt, ngày nay được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều, thường xuyên, hoặc dùng thuốc này khi bạn đang bị đau dạ dày sẽ gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…

Do đó, bất cứ khi nào bạn cảm thấy đau nhức và muốn dùng thuốc, cũng nên cân nhắc thật kỹ giữa tác hại và lợi ích của loại thuốc này hoặc nên hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Tránh một vài loại trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng khi bị đau dạ dày, bạn cần tránh súp lơ xanh và bắp cải. Đây là những loại rau quả chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu ăn sống, khi đi vào đường ruột, các loại rau này dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, bạn nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng, hoặc thay thế bằng các loại rau củ khác như khoai lang, cà rốt, rau muống …

4. Không sử dụng đồ ăn, đồ uống lạnh

Bệnh nhân viêm loét dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn uống đồ lạnh sẽ dễ bị kích thích tiêu hóa gây tiêu chảy hoặc nhiễm trùng dạ dày. Bạn không nên ăn uống đồ lạnh vào bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi ăn, vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, uống đồ uống lạnh ngay lúc này khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, đò uống lạnh cũng có tác dụng kích thích nhu động đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Bệnh đau dạ dày - Không nên sử dụng đồ uống lạnh
Bệnh đau dạ dày – Không nên sử dụng đồ uống lạnh

5. Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích

Ớt, mù tạt, cóc, xoài, thức uống có gaz, cà phê, rượu bia,… những thực phẩm này làm tăng lượng acid trong dạ dày một cách nhanh chóng, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khởi phát cơn đau dạ dày, gây tổn thương dạ dày, lâu dần dạ dày sẽ viêm, loét và xuất huyết hay thủng dạ dày.

Nếu bạn ngừng các loại thực phẩm cay nóng, có chất kích thích trong một thời gian, các triệu chứng trên dạ dày có thể cải thiện. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục uống bia rượu và ăn thức ăn cay nóng, không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày, bạn còn có thể bị trào ngược thực quản dẫn đến viêm loét thực quản, xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

6. Đi ngủ đúng giờ

Đi ngủ đúng giờ là một trong những thói quen tốt thường được các chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện. Bởi vì vào ban đêm, khi bạn ngủ, các tế bào niêm mạc dạ dày có thời gian tự tái tạo và hồi phục. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi mà vẫn phải hoạt động, cùng với sự tiêu hao năng lượng của cơ thể,  lâu ngày sẽ dẫn đến suy yếu.

Bên cạnh đó, việc thức khuya còn làm tăng nguy cơ dị ứng với thức ăn và tạo áp lực lên toàn bộ cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Tình trạng này kéo dài khiến chức năng hoạt động của dạ dày ngày càng kém, đồng thời làm tăng tiết acid dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu bạn đã mắc bệnh trước đó.

Bệnh đau dạ dày: Nên đi ngủ đúng giờ
Bệnh đau dạ dày: Nên đi ngủ đúng giờ

Ngay từ hôm nay, hãy thực hiện những thói quen tốt để tránh bệnh đau dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và đẩy lùi những cảm giác khó chịu mà bệnh mang lại để có một cuộc sống tốt đẹp, mạnh khỏe hơn.

“Nguồn: bnc-medipharm” 

Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Những lưu ý trong chế độ ăn cho người sỏi mật

kienthuc

10+ Cảnh báo: Bệnh võng mạc mắt có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời

kienthuc

7 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

kienthuc