7 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường và những biến chứng

Bệnh tiểu đường và 7 biến chứng nguy hiểm bạn cần biết!

Đái tháo đường (hay Tiểu đường, Đái đường) là một bệnh rối loạn chuyển hoá. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Đây là một loại bệnh nguy hiểm và phổ biến, gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể, và có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường mà bạn cần biết để có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

1. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh tiểu đường gây ra. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể gây xơ vữa động mạch dẫn đến các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, tình trạng tăng huyết áp, tăng cholesterol huyết, tăng glucose huyết và các yếu tố nguy cơ khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

2. Tai biến mạch máu não

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường kèm tăng cholesterol huyết và tăng huyết áp sẽ có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa người. Hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như: mệt, khó thở, đau ngực khi làm việc nặng, hay đau bắp vế khi đi bộ, bàn chân lạnh tím. Tập thể dục mỗi ngày cùng với chế độ ăn uống phù hợp … là một trong những cách hữu hiệu để đẩy lùi căn bệnh này.

3. Các bệnh về huyết áp

Tỷ lệ tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 – 2 lần so với người bình thường. Tăng huyết áp được biết đến như là một “kẻ giết người thầm lặng” vì không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân bị tiểu đường kèm tăng huyết áp khiến tình trạng bệnh xấu đi rõ rệt. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…là các biến chứng của bệnh tiểu đường có liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Để giảm biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn phải thay đổi lối sống, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục mỗi ngày để ổn định chỉ số đường huyết lẫn chỉ số huyết áp.

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?

4. Bệnh về mắt

Các biến chứng trên mạch máu nhỏ ở mắt thường xảy ra ở bênh nhân tiểu đường, có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc. Nếu không có biện pháp khắc phục ngay hoặc để lâu dài, những mạch máu nhỏ trong mắt dễ bị nghẽn và bị bể trong lòng mắt dẫn đến mù lòa. Mức glucose huyết cao liên tục cùng với huyết áp và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây giảm thị lực. Vì vậy bạn nên đi khám mắt định kỳ hàng năm để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

5. Suy thận

Biến chứng trên thận của bệnh tiểu đường bao gồm biến chứng ở cầu thận (còn gọi là bệnh thận tiểu đường), bệnh lý xơ vữa mạch máu ở thận, bệnh lý nhiễm trùng ở
thận và đường niệu. Đây là một trong những biến chứng mạch máu nhỏ nguy hiểm mà bệnh nhân tiểu đường có thể mắc phải. Các bệnh nhân bị tiểu đường kèm tăng huyết áp, rối loạn lipid huyết, tăng chloesterol huyết… dễ bị biến chứng trên thận. Ở giai đoạn suy thận nặng, để duy trì sự sống, bệnh nhân cần được lọc máu, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Điều này rất tốn kém và làm giảm chất lượng sống. Để giảm nguy cơ mắc bệnh thận, bạn hãy ăn nhạt, hạn chế ăn chất đạm, duy trì chỉ số glucose huyết và huyết áp ở mức bình thường.

6. Bệnh thần kinh tiểu đường

Bệnh thần kinh tiểu đường là quá trình tổn thương dây thần kinh trên toàn cơ thể xảy ra do nồng độ glucose huyết tăng cao, trong đó, ảnh hưởng thường rõ rệt nhất ở các dây thần kinh chi trên và chi dưới. Các tổn thương này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác, có thể phải cắt cụt chi nếu tổn thương không được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra đái tháo đường còn gây bệnh thần kinh tự chủ với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng, tiêu chảy, táo bón, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế…

7. Vết thương dễ bị nhiễm trùng và khó lành

Người bệnh tiểu đường có nồng độ đường trong máu cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sức đề kháng của bệnh nhân tiểu đường giảm, khiến vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân bệnh tiểu đường có thể bị rối loạn thần kinh cảm giác khiến các tổn thương ngoài da chậm được phát hiện và điều trị, nên khả năng nhiễm khuẩn càng cao và lan rộng, có thể dẫn đến hoại tử.

Bệnh tiểu đường
Vết thương dễ bị nhiễm trùng

Thông qua bài viết, hy vọng bạn có thể hiểu hơn về các biến chứng của bệnh tiểu đường và lựa chọn lối sống phù hợp để việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

(“Nguồn:Tổng hợp)

Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

5 bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn

kienthuc

Cảnh báo: thừa cân có thể gây ung thư tuyến giáp

kienthuc

7 nguyên tắc vàng trong xây dựng chế độ ăn uống cho một trái tim khỏe mạnh

kienthuc