Có rất nhiều bệnh về mắt mà nếu chúng ta chủ quan bỏ qua sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng không thể ngờ được. Một trong số đó là bệnh võng mạc mắt có thể gây nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
Mục lục
Võng mạc là gì?
Cấu trúc mắt gồm có 3 lớp màng chính. Đi từ ngoài vào trong sẽ là:
- Kết mạc ở phía sau, nối liên với giác mạc ở phía trước
- Màng bồ đào gồm mống mắt và thể mi ở trước, hắc mạc ở sa
- Võng mạc chỉ có ở phần sau nhãn cầu
Võng mạc là một lớp màng mỏng của các mô nằm ở thành sau bên trong mắt. Võng mạc chứa một số tế bào nhạy cảm với ánh sáng giúp gởi thông tin đến não để chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh và nhận ra chúng.
Còn dưới đây là hình ảnh của mắt khi nhìn từ bên ngoài vào.
Khi nhìn từ bên ngoài vào, do cấu trúc trong suốt nên ta không thể thấy được giác mạc, ta cũng không thấy được võng mạc do lớp này nằm trong cùng của mắt. Do đó, khi bệnh nhân bị bệnh lý võng mạc, ta không thể xác định được bênh một cách rõ rang nếu không có công cụ chuyên dụng khám mắt.
Các bệnh lý võng mạc
1. Rách võng mạc
Rách võng mạc là bệnh lý thường đi kèm với sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng như bị chói sáng và ruồi bay.
Chói sáng là triệu chứng khi bạn thấy rất chói, dù bạn đang ở trong tối và không có một nguồn ánh sách nào tác động lên.
Ruồi bay là hiện tượng bạn nhìn thấy một đốm đen trong tầm mắt của mình, đốm đen trông giống như một con ruồi đang bay. Có nghĩa là cứ mỗi lần nhắm mắt, mở mắt thì đốm đen ở mỗi vị trí khác nhau. Đốm đen này nằm trong mắt chứ không phải trước mắt, nên bạn không thể sờ hay chạm được.
Rách võng mạc là bệnh lý rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến bong võng mạc và gây ra mù vĩnh viễn.
Đối tượng có nguy cơ bị rách võng mạc
- Người lớn tuổi
- Người bị cận thị nặng
- Người bị thoái hóa võng mạc
- Người bị chấn thương mắt
- Người đã từng phẫu thuật mắt
Điều trị: Bệnh nhân bị rách võng mạc thường sẽ được điều trị bằng tia laser hoặc quang đông võng mạc. Các thủ thuật này rất an toàn và hiệu quả, được áp dụng hầu hết tại các bệnh viện hiện nay. Nếu rách võng mạc được chẩn đoán sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Sau điều trị bệnh nhân cũng sẽ mau hồi phục.
2. Tách võng mạc
Tách võng mạc, hay còn gọi là bong dịch kính, là sự xuất hiện của chất lỏng nằm ngay dưới võng mạc. Chất dịch kính gồm hai phần là phần dịch và phần có cấu tạo sợi được hình thành bởi các phân tử albumin dính kết với nhau. Khi phần này bong khỏi võng mạc được gọi là tách võng mạc.
Triệu chúng của tách võng mạc ở giai đoạn đầu tương tự như rách võng mạc. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng thì hiện tượng “ruồi đen” trở thành “màn đen”, bệnh nhân sẽ không thể nhìn thấy được vùng trước mắt, giống như có một tấm màn đang che mắt vậy.
Bệnh tách võng mạc bị nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ bị tách. Tách võng mạc được coi là giai đoạn sau của bệnh rách võng mạc. Tùy vào vị trí và mức độ tách, bác sĩ sẽ có từng phương pháp điều trị cho bệnh này.
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng:
- Phẫu thuật laser: các vết đốt nhỏ sẽ được thực hiện xung quanh lỗ bị rách, giúp “nối” võng mạc về vị trí cũ.
- Phương pháp làm lạnh cường độ cao – Cryopexy: Đây là phương pháp điều trị bằng cách đông lạnh bằng cách làm lạnh cường độ cao ở những vùng xung quanh vị trí rách, giúp gắn võng mạc trở lại vị trí cũ.
- Phương pháp bơm khí – Gas injection: Đây là phương pháp kết hợp với điều trị bằng laser hoặc cryopexy. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm một bong bóng khí vào mắt bệnh nhân. Bóng khí giúp đẩy võng mạc về lại thành mắt trong khi điều trị bằng laser hoặc cryopexy, giúp võng mạc gắn chặt trở lại vị trí cũ. Bóng khí sẽ tự biến mất sau một vài tuần.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sữ lựa chọn thủ thuật hay phẫu thuật. Việc đưa vị trí võng mạc về đúng chỗ sẽ giúp cho bệnh không tiến triển nặng hơn.
3. Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là hiện tượng xuất hiện các mạch máu nhỏ ở phái sau mắt. Các mạch máu dị dạng, và rò rỉ chất dịch trong võng mạc, làm cho võng mạc bị sung lên, khiến mắt không nhìn thấy rõ hoặc làm biến dạng hình ảnh nhìn thấy. Điều này làm xấu đi tầm nhìn của bệnh nhân.
4. Lỗ hoàng điểm
Lỗ hoàng điểm là một khuyết tật nhỏ ở trung tâm võng mạc. Lỗ thủng có thể phát triển từ lực kéo bất thường xuất hiện giữa võng mạc và thủy tinh thể và gây ra tổn thương ở mắt.
Lỗ hoàng điểm sẽ làm biến dạng hình ảnh bị nhìn thấy, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
5. Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng gây ra các triệu chứng như mờ mắt vùng trung tâm hoặc một điểm mù ở trung tâm trong tầm nhìn của bệnh nhân.
Thoái hóa điểm vàng thường có hai dạng: thoái hóa điểm vàng ướt và thoái hóa điểm vàng khô. Nhiều người trước tiên sẽ bị bệnh theo dạng khô, sau đó sẽ chuyển sang dạng ướt ở một hoặc cả hai mắt.
6. Viêm võng mạc sắc tố
Đây lại là loại bệnh thoái hóa di truyền. Viêm võng mạc sắc tố ảnh hưởng từ từ đến võng mạc, dần dần làm mất thị lực ban đềm và cả hai bên của mắt.
Đối tượng có nguy cơ bị các bệnh lý võng mạc
Một số người có nguy cơ mắc các bệnh về võng mạc cao hơn một số người khác. Đối tượng có thể kể đến như sau:
- Người lớn tuổi
- Người có thói quen hút thuốc lá
- Người bị béo phì
- Người bị tiểu đường
- Tiền sử gia đình
Bệnh lý võng mạc mắt là một loại bệnh rất rộng, bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến võng mạc. Những người bị bệnh võng mạc thường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này. Trong đó, gần 70% có khả năng sẽ bị suy giảm trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu bạn bị bệnh võng mạc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay đổi các yếu tố nguy cơ liên quan đến mạch máu, và yêu cầu được tầm soát khả năng suy giảm trí nhớ,, suy giảm nhận thức. Xét cần, bạn có thể được thực hiện chụp MRI não.
Một số triệu chứng cảnh báo bệnh võng mạc
Khi có những dấu hiệu sau đây, bạn cần chú ý kiểm tra và thăm khám kịp thời, đó có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh lý võng mạc:
- Nhìn thấy các đốm đen bay lơ lửng trước mắt
- Nhìn thấy hình ảnh bị mờ hoặc bị dị dạng, méo mó
- Mất thị lực hoàn toàn
Đây là một loại bệnh nguy hiểm, do đó chúng ta phải luôn cảnh giác và khong được bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh này.
“Nguồn: tổng hợp từ Internet”
xem thêm: cần làm gì để bảo vệ mắt khỏi cận
Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE