1 Số Tất tần tật về chứng ù tai

Chứng ù tai

Chứng ù tai và những điều cần biết

Ù tai là một tình trạng phổ biến, là những âm thanh không mong muốn xuất phát từ thính giác hoặc các cơ quan lân cận và thường người khác không thể nghe được. Bạn có thể nghe thấy âm thanh ở một hoặc cả hai tai. Âm thanh có thể êm dịu, lớn, cao hay thấp, liên tục hay ngắt quãng. Dù gây khó chịu nhưng chứng ù tai không phải là một bệnh lý, mà đó là triệu chứng thường gặp của cơ quan thính giác như xơ cứng tai, giảm thính lực, nhiễm trùng tai giữa, chấn thương tai, thủng màng nhĩ… Ù tai có thể diễn ra trong thời gian ngắn, có thể điều trị được nếu tìm ra được nguyên nhân. Trường hợp ù tai kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, nếu không tìm được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tập trung vào việc làm giảm triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để hiểu rõ hơn về chứng ù tai cũng như cách khắc phục khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ù tai

  • Tuổi tác: Thính giác trở nên kém hơn ở những người cao tuổi, đặc biệt người trên 60 tuổi. Thính giác kém có thể dẫn đến tình trạng ù tai.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn trong thời gian ngắn hoặc kéo dài có thể gây hại cho các tế bào cảm nhận âm thanh ở tai gây ảnh hưởng đến quá trình truyền âm thanh đến não.
  • Tai có dịch hoặc bị nhiễm trùng.
  • Ráy tai tích tụ: Ráy tai tích tụ quá nhiều gây khó khăn trong quá trình vệ sinh tai, dẫn đến mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ, có thể dẫn đến ù tai.
  • Dùng một số thuốc gây hại cho tai như aspirin, gentamycin.
  • Sự phát triển bất thường của xương tai.
  • Dùng nhiều chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffein.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tai, mũi, họng, viêm xoang, viêm họng, rối loạn thính lực, phình mạch máu não, u dây thần kinh tiền đình, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh tuyến giáp,…
  • Thay đổi nội tiết ở phụ nữ
Chứng ù tai
Chứng ù tai

2. Triệu chứng

  • Âm thanh khó chịu: bạn sẽ nghe những tiếng ồn khó chịu trong tai của bạn mà thực tế không có như tiếng réo, ù, tiếng gầm, tiếng rít, thay đổi theo cường độ từ thấp đến cao. Trong một số trường hợp, những âm thanh này có thể lớn đến mức bạn không thể tập trung hoặc nghe âm thanh bên ngoài.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Chứng ù tai có thể xảy ra liên tục hoặc từng lúc.
  • Có thể một bên tai hoặc cũng có thể bị cả hai tai.
  • Âm thanh rõ hơn vào đêm hoặc những lúc yên tĩnh.

3. Chẩn đoán ù tai

Chẩn đoán ù tai dựa vào các triệu chứng thực thể, như:

  • Thời gian khởi phát và tiến triển ù tai, tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình và các triệu chứng kèm theo (nghe kém, hoa mắt, chóng mặt,…).
  • Đặc điểm của ù tai: vị trí (bên trái, bên phải, hai bên), âm đơn hay âm phức, cường độ, kiểu tiếng ù, liên tục hay ngắt quãng, mức độ gây khó chịu.
  • Các bệnh kèm theo: chấn thương đầu, viêm xoang, sử dụng thuốc gây độc cho tai,…

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng nghe, kiểm tra cử động, hoặc tiến hành các xét nghiệm hình ảnh như: chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ để có được sự chẩn đoán chính xác.

4. Điều trị

  • Hạn chế đeo tai nghe trong thời gian dài với âm lượng lớn.
  • Đeo bảo hộ tai khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn.
  • Châm cứu: có tác dụng kích thích, tăng tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, biện pháp này còn có tác dụng giảm đau, thư giãn, giảm căng thẳng.
  • Thôi miên: giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng do những âm thanh khó chịu liên tục trong tai gây ra.
  • Sử dụng các liệu pháp âm thanh giúp thư giãn và mang lại giấc ngủ ngon như: máy phát âm thanh tabletop, máy phát âm thanh wearable, kích thích thần kinh acoustic.
  • Dùng các thuốc cắt đứt cơ chế gây bệnh và các thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù như: thuốc kháng histamin, thuốc an thần, magnesium sulfate, barbiturate, meprobamate, dẫn xuất của para-aminobenzoic acid (như procain) và nhóm amino acrylamide (như lidocaine, lignocaine), chống trầm cảm ba vòng (như amitriptyline, nortriptyline).
  • Cấy ghép ốc tai ở những người bị ù tai nặng.
  • Phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân gây ù tai.

5. Phòng tránh chứng ù tai

Biện pháp phòng tránh ù tai tốt nhất bạn nên làm đó là tránh làm tổn thương đến thính giác. Hãy tham khảo một số cách dưới đây:

  • Không dùng tăm bông để làm sạch lỗ tai vì có thể khiến ráy tai cọ xát vào màng nhĩ, gây ù tai. Thay vào đó, nên sử dụng cụ lấy ráy tai để làm sạch tai.
  • Giảm âm lượng tiếng ồn bằng cách đeo đồ bảo hộ tai khi ở trong môi trường hoặc sử dụng các thiết bị gây ra tiếng ồn lớn.
  • Không nên dùng tai nghe trong thời gian dài, tránh bật âm thanh quá lớn.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá; đồng thời, tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường giúp tăng lưu lượng máu đến các cấu trúc tai.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.

(Tổng hợp)

Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Cách bảo vệ gan trước những buổi tiệc cuối năm

kienthuc

1 Số biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

kienthuc

7 biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

kienthuc