Kiến thức cơ bản về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ – Kiến thức cần biết

1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi bị viêm. Bệnh thường xuất hiện ở nước ta cũng như ở các nước có khí hậu nhiệt đới như nóng ẩm, mưa nhiều. Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở mọi thời điểm trong năm, dễ lây lan qua đường hô hấp hay khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh, và có khả năng phát triển thành dịch. Đa số trường hợp bệnh đau mắt đỏ là lành tính và không gây nguy hiểm, tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển gây ra các biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc….

Đau mắt đỏ là gì
Đau mắt đỏ là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ              

2.1 Nguyên nhân do Virus:

Đây là nguyên gây bệnh phổ biến nhất. Có khoảng 65 – 90% người bệnh đau mắt đỏ là do virus, trong đó Adenovirus là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu (chiếm 80% các trường hợp), ngoài ra còn có các loài virus khác như nhóm Picornavirus (Entero virus, Coxakivirus…), virus Herpes simplex,… Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và bùng phát thành dịch. Bên cạnh đó, những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động kém nên virus tấn công dễ dàng hơn. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân qua nước mắt; nước bọt, qua tay cầm nắm khi chạm vào đồ vật, thói quen dụi mắt,… Bệnh thường tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần điều trị.

2.2 Nguyên nhân do vi khuẩn:

Vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ thường gặp là Staphylococcus, Haemophilus Influenzae, S. Epidermidis,… Bệnh lây qua dịch tiết từ mắt hoặc các vật dụng dính dịch tiết mắt. Bệnh có thể gây ra những tổn thương nặng như viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi nếu không được điều trị kịp thời.

2.3 Nguyên nhân do Dị ứng:

Các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật, thuốc, hóa chất… Bệnh thường kéo dài, có khi lên đến nhiều tháng, và có thể tái phát. Bệnh xảy ra tùy theo cơ địa mỗi người và thường xảy ra theo mùa. Đau mắt đỏ do dị ứng không có khả năng lây lan.

Nguyên nhân đau mắt đỏ
Nguyên nhân đau mắt đỏ

3. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

  • Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.
  • Chảy nước mắt, ghèn bám dính chặt hai mi mắt, nhất là lúc mới ngủ dậy.
  • Đỏ mắt, phù mi mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, sưng amidan.
  • Trường hợp nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.
  • Có thể bị một hoặc cả hai mắt.

4. Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
  • Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Đeo kính râm để giảm triệu chứng chói mắt, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, nhiễm khuẩn; sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường. 
  • Vệ sinh mắt thường xuyên với nước muối sinh lý 0.9%. 
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân.
  • Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

5. Điều trị bệnh đau mắt đỏ

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hay dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Luôn tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tiến triển của bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo.
  • Bổ sung vitamin tổng hợp hoặc các loại sinh tố trái cây như cam, chanh, bưởi…

(Tổng hợp)

Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp

kienthuc

Top 10 nguyên nhân đau dạ dày và những thói quen tốt để đẩy lùi bệnh đau dạ dày

kienthuc

10+ Nhận biết dấu hiệu Cholesterol cao từ bàn chân

kienthuc