Giáo trình môn phục hồi chức năng pps

GIÁO TRÌNH MÔN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG pps

Vật lý trị liệu là một chuyên ngành y học nghiên cứu và ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh để phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu là một trong các phương pháp chữa bệnh không dung thuốc.

Vật lý trị liệu (VLTL) đã có lịch sử lâu đời, các hoạt động dưới dạng khí công, võ thuật, võ phật gia đã có trên 5000 năm trước. Người Ai Cập cổ đã biết “phơi nắng”, “Ngâm bùn” để trị bệnh. Các phương pháp trị bệnh bằng nhiệt và nước hết sức thịnh hành ở những thế kỷ đầu công nguyên. Nhiều công trình dung suối nước nóng, hơi nước nóng để điều trị vẫn còn lưu lại đến ngày nay. Nhân dân Châu Á vẫn lưu truyền các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, chườm nóng, đắp lạnh,… để điều trị bệnh.

phục hồi chức năng

Sự phát triển của các ngành khoa học, cơ học điện tử, bán dẫn, siêu âm, laser, từ… đã giúp trng bị máy móc, phương tiện làm cho VLTL ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Bạn đang đọc: GIÁO TRÌNH MÔN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG pps – Tài liệu text

MỤC LỤC

Bài 1: Quá trình tàn tật và biện pháp phòng ngừa. Các thương tật thứ phát thường gặp và cách phòng ngừa 3
Bài 2: Khái niệm về phục hồi chức năng và vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng 9
Bài 3: Một số phương pháp vật lý trị liêu-phục hồi chức năng 14
Bài 4: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 21
Bài 5: Một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp 26
Bài 6: Một số kỹ thuật phục hồi chức năng cho người có khó khăn về vận động 33
Bài 7: Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống 37
Bài 8: Phục hồi chức năng liệt nửa người 44
Bài 9: Chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng bỏng 50
Bài 10: Phục hồi chức năng sau gãy xương 59
Bài 11: Chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi bệnh nhân cắt cụt 53
Bài 12: Phục hồi chức năng cho người bệnh trước và sau mổ 62
Bài 13: Phục hồi chức năng trẻ bại não 65
Bài 14: Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về học, chậm phát triển tinh  thần 72
Bài 15: Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nói 76
Bài 16: Phục hồi chức năng cho người có khó khăn về nghe nhìn 78
Bài 17: Phục hồi chức năng cho người mất cảm giác 81
Bài 18: Phục hồi chức năng cho bệnh nhân động kinh 85
Bài 19: Phục hồi chức năng cho người bị tâm thần 83

CHƯƠNG II:

BÀI 1: QUÁ TRÌNH TÀN TẬT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA. CÁC THƯƠNG TẬT THỨ PHÁT THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1.Trình bày được nguyên nhân tàn tật và phân loại tàn tật
2.Trình bày được định nhĩa về khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật và cho ví dụ.
3. Nêu được các biện pháp phòng ngừa tàn tật.
4. Nêu được các thương tật thứ phát thường gặp cách phòng ngừa.

1. Tình hình tàn tật trên thế giới và ở Việt Nam

1. 1. Tình hình tàn tật trên thế giới và ở Việt Nam

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, số người tàn tật chiếm khoảng 7-10% dấn số nhân loại (khoảng 600 triệu người).
Ở Việt nam, theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội có gần 5 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 5- 7% dân số. Trong số đó có gần 1,5 triệu người là tàn tật nặng, cần được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.  Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới nhận định rằng, số lượng người tàn tật không dừng lại ở con số trên mà còn gia tăng nhanh chóng theo tỷ lệ với sự gia tăng dân số theo cấp số nhân.

1.2. Chính sách của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với người tàn tật

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Đại hội đồng Liên hợp quốc mà Việt Nam là một thành viên đã thừa nhận “Phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng bất di bất dịch của các thành viên trong gia đình loài người là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”. Người khuyết tật cũng là một thành viên trong gia đình ấy. Nhà nước Việt Nam từ lâu đã khẳng định Người tàn tật là đối tượng được quan tâm trong hệ thống chính sách xã hội. Quan điểm nhất quán đó đã được thể hiện trong các điều khoản quy định việc trợ giúp, đảm bảo quyền lợi bình đẳng cho Người tàn tật của Hiến pháp Việt Nam năm 1959, 1980 và 1992, Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và Luật người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Luật người khuyết tật khẳng định: Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng cộng là hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

2. Quá trình tàn tật

Tàn tật là hậu quả của quá trình bệnh lý, khiếm khuyết và giảm khả năng gây ra.

2.1. Quá trình gây bệnh

Khi một tác nhân (vật lý, hóa học, sinh học, di truyền) tác động vào con người làm thay đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý. Quá trình này có thể được điều chỉnh và dừng lại không gây nên bệnh (cơ thể đủ sức đề kháng và điều chỉnh tốt) hoặc có thể diễn biến nặng gây nên bệnh. Bệnh là do quá trình bệnh lý tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống, cơ thể, ảnh
hưởng đến chức năng cụ thể của cơ quan, hệ thống cơ thể của người bệnh, có khi ảnh  hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của người bệnh.

Yếu tố gây bệnh

– Khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng
– Bệnh Tử vong
– Khỏi nhưng để lại di chứng

2.2. Quá trình tàn tật

Di chứng của bệnh có thể là khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các định nghĩa về chúng như sau:
2.2.1. Khiếm khuyết: là sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất thường về cấu trúc giải phẫu, tâmlý, sinh lý hoặc chức năng do bệnh hoặc các nguyên nhân khác gây nên. Phần lớn các bệnh thường để lại một vài khiếm khuyết vĩnh viễn hoặc thoáng qua.
Ví dụ: Người nông dân 25 tuổi bị cụt 1 chân do tai nạn giao thông. Cụt chân Bất thường về giải phẫu.
2.2.2. Giảm khả năng: là bất kỳ sự hạn chế hay mất khả năng thực hiện một hoạt động gây nên bởi khiếm khuyết.
Ví dụ: Do cụt chân nên người thanh niên nói trên đi lại, chạy nhãy khó khăn, không như người bình thường  giảm khả năng đi lại, chạy nhãy.

2.2.3. Tàn tật: là tình trạng người bệnh do bị khiếm khuyết, giảm khả năng nên không thực hiện được vai trò của mình trong xã hội mà người cùng tuổi, cùng giới, cùng hoàn cảnh và cùng công việc lại thực hiện được.
Ví dụ: Người nông dân 25 tuổi bị cụt 1 chân do tai nạn giao thông nói trên: Cụt chân (khiếm khuyết)  Khó khăn khi đi lại, chạy nhãy (giảm khả năng)  không làm ruộng được, không tự nuôi sống bản thân, sống dựa vào gia đình, không thực hiện được vai trò của người này trong gia đình và cộng đồng (tàn tật).

Như vậy, khiếm khuyết là mức độ khuyết tật nhẹ nhất gây tổn thương ở mức độ cơ quan hoặc mô; giảm khả năng là mức độ khuyết tật nặng hơn, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của người bệnh; tàn tật là mức độ khuyết tật nặng nhất, gây cản trở cho người bệnh ở mức độ xã hội. Do đó người khuyết tật rất khó khăn trong việc hội nhập xã hội và tự kiếm sống nên họ sống lệ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác. ĐN CỦA TCYTTG MỨC ĐỘ

2.3. Nguyên nhân của tàn tật:

Có 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra tàn tật:
– Những nguyên nhân trực tiếp do bệnh, tuổi cao, tai nạn, dị tật bẩm sinh
– Thái độ sai lệch của xã hội đối với người khuyết tật: người khuyết tật thường bị xã hội coi thường, xa lánh, không chấp nhận như là một thành viên bình đẳng trong cộng đồng.
– Điều kiện sống và môi trường xung quanh (môi trường làm việc, học hành, đi lại ) không phù hợp với tình trạng thương tật của người khuyết tật nên họ không có điều kiện và cơ hội hội nhập xã hội.
– Do các dịch vụ phục hồi chức năng kém phát triển.
Ba nguyên nhân sau dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên thương tật,  nhưng lại là những nguyên nhân chính cản trở người khuyết tật hòa nhập xã hội và tìm  kiếm công ăn việc làm.

2.4. Hậu quả của tàn tật

Tình trạng người tàn tật gây nên những hậu quả rất nặng nề cho bản thân người tàn tật, cho gia đình và xã hội.
2.4.1. Đối với bản thân người tàn tật:
– Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ tàn tật cao hơn rất nhiều so với trẻ bình thường.
– 90% trẻ tàn tật chết trước tuổi 20.
– Người tàn tật thường bị thất học, không có việc làm, sống dựa vào người khác.
– Người tàn tật mất khả năng độc lập, bị phục thuộc vào người khác.
– Người tàn tật không có vị trí trong gia đình và cộng đồng, bị gia đình coi thường, xã hội dèm pha, xa lánh, đối xử bất bình đẳng.
2.4.2. Đối với gia đình:
– Người tàn tật là gánh nặng cho gia đình về tâm lý, kinh tế, thời gian và công sức.
– Gia đình người tàn tật thường bị cộng đồng dèm pha, xa lánh vì họ cho rằng đó là sự trừng phạt của Chúa, Trời hay Phật.
2.4.3. Đối với xã hội: người tàn tật thường là gánh nặng của cộng đồng.

2.5. Phân loại tàn tật

Để nhận biết, dễ phát hiện, dễ phân loại về tàn tật và tránh thái độ phân biệt, coi  thường người tàn tật, đồng thời tạo cho người tàn tật dễ chấp nhận tình trạng thương tật của mình, Tổ chức Y Tế Thế giới đã phân tàn tật thành 7 nhóm như sau:
– Khó khăn về vận động
– Khó khăn về nhìn
– Khó khăn về nghe nói
– Khó khăn về học
– Hành vi xa lạ (tâm thần)
– Mất cảm giác (bệnh phong)
– Động kinh.

3. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật

Phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ quan trọng của mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là cán bộ y tế. Nói chung hầu hết các loại tàn tật đều có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ được bằng các biện pháp khác nhau với sự tham gia của cả cộng đồng.  Diễn biến từ bệnh và các nguyên nhân gây bệnh

3.1. Phòng ngừa bước I

Bao gồm các biện pháp ngăn ngừa không để xẩy ra khiếm khuyết:
– Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
– Chăm sóc, dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị, kết hợp tập luyện phục hồi nhằm phòng tránh các thương tật thứ phát.
– Phòng ngừa tai nạn (sinh hoạt, giao thông, lao động), chống bạo lực, chiến tranh.
– Tư vấn sức khỏe sinh sản, chăm sóc, theo dõi mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

3.2. Phòng ngừa bước II

Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết không cho trở thành giảm khả năng:
– Phát hiện sớm khiếm khuyết, can thiệp y học, PHCN để giảm hoặc khắc phục khiếm khuyết.
– Cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp cho người khiếm khuyết.
– Cải tạo môi trường sống và làm việc cho phù hợp khuyết tật.

3.3. Phòng ngừa bước III

Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa giảm khả năng trở thành tàn tật và gây nên hậu quả của tàn tật. Đó là:
– Giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện cho trẻ được học hành, vui chơi như trẻ cùng trang lứa (với trẻ bị khiếm khuyết nhẹ).
– Giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị khiếm khuyết nặng (bị mù, bị điếc câm).
– Dạy nghề, tạo công ăn việc làm, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động cộng đồng cho người lớn khuyết tật.
– Cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà hoặc trung tâm điều dưỡng cho các đối tượng khiếm khuyết nặng.
– Cải tạo môi trường sống và làm việc cho phù hợp khuyết tật.
– Thay đổi thái độ của gia đình, xã hội đối với người khuyết tật
– Có chế độ, chính sách hỗ trợ hợp lý cho người khuyết tật.

II. CÁC THƯƠNG TẬT THỨ PHÁT THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Những thương tật xảy ra do hậu quả trực tiếp của bệnh, chấn thương hay rối loạn bẩm sinh gọi là bệnh hay thương tật đầu tiên. Những tổn thương xảy ra do bất động gọi là thương tật thứ phát.

1. Nguyên nhân

– Cưỡng bức nghỉ ngơi trên giường trong một thời gian dài do bệnh hay dưỡng bệnh.
– Bất động do yêu cầu điều trị (máng, nẹp, bột ).
– Rối loạn tâm thần đưa tới bất động.
– Liệt.
– Cứng khớp.
– Đau.
– Mất cảm giác.

2. Hậu quả

2.1. Biến chứng đối với hệ tim mạch:

– Hạ huyết áp tư thế đứng: là do tình trạng giãn các mạch máu ở bụng và hai chi dưới khiến phần lớn thể tích máu tụ ở các vùng thấp khi bệnh nhân đứng. Bình thường, các mạch máu có khả năng co phản xạ, nhưng khả năng này đã bị mất do bất động lâu ngày. Tình trạng này có thể làm người bệnh ngất xỉu vì thiếu máu não, có thể gây tổn thương não và chết đột ngột.
– Giảm hoạt động của tim.
– Viêm tắc mạch máu: thiếu vận động hai chi dưới có thể dẫn tới huyết khối tĩnh mạch. Tình trạng này có thể gây tắc mạch phổi và tử vong.

2.2. Biến chứng đối với hệ hô hấp:

– Giảm thông khí: giảm thể tích sống, thể tích khí/phút, dung tích thở tối đa do tư thế nằm lâu.
– Thở không sâu, thở nông.
– Giảm thông khí cơ học phần phổi do xung huyết thứ phát và viêm phổi ứ đọng.
– Giảm khả năng ho và hoạt động của lông nhu.
– Nhiễm trùng hô hấp tăng.
– Tần số tắc động mạch phổi tăng sau một thời gian nằm lâu. Sự thanh thải dịch từ cây phế quản giảm gây khả năng xẹp phổi hoặc viêm phổi ứ đọng.

2.3. Biến chứng hệ cơ xương: yếu cơ, teo cơ, co rút, loãng xương do ít hoạt động.

– Yếu cơ, teo cơ: Khi cơ không hoạt động do bất động trong một thời gian nào đó, cơ sẽ bị yếu, mất tính dẻo dai và teo nhỏ. Sự suy yếu này sẽ làm cho người bệnh không hoạt động và cơ sẽ yếu và teo nhỏ thêm. Diễn tiến này tạo thành một vòng luẩn quẩn và càng đa người bệnh đến suy thoái về thể chất và tinh thần.
– Co rút khớp: Là tình trạng giới hạn tầm hoạt động của khớp do sự co rút của các mô mềm quanh khớp. Do bất động, khớp không cử động nên không có sự kéo dãn các mô collagen của bao khớp và/ hoặc cơ nên dẫn đến hậu quả này.
– Loãng xương: Do bất động nên sức kéo của cơ lên xương bị hạn chế và do không chịu trọng lực dẫn đến việc xương mất canxi. Tình trạng loãng xương dẫn đến hậu quả như đau, dễ gãy xương, tạo sởi đường tiết niệu.

2.4. Biến chứng hệ thần kinh:

– Nằm lâu gây giảm cảm giác
– Nằm lâu làm cho tinh thần lú lẫn, thiếu định hướng, giảm chức năng trí tuệ.
– Nằm lâu tạo nên mất tính tích cực vận động, mất tính ổn định, tâm lý lo âu, buồn chán.

2.5. Biến chứng hệ tiêu hóa:

– Mất ngon miệng.
– Giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
– Giảm nhu động ruột, táo bón.

2.6. Biến chứng hệ tiết niệu: Sỏi thận, tiểu dầm, nhiễm trùng đường tiểu.

– Sỏi thận: Do tăng bài tiết canxi do xương bị mất chất khoáng.
– Nhiễm trùng: Do ứ đọng nước tiểu, vì ít thay đổi tư thế hoặc do nhiễm trùng đường tiểu.
– Tiểu dầm.

2.7. Biến chứng da: loét do đè ép

Do nằm đè ép quá mức và kéo dài dẫn tới hậu quả hoại tử da và tổ chức dưới da do thiếu máu tại chỗ. Các ổ loét này thường gặp ở những nơi xương nhô chỉ có một lớp da mỏng bao bọc.  Những vị trí thường bị ép do đè ép là: Vùng xương cùng, vùng mấu chuyển lớn, vùng ụ ngồi, vùng xương gót chân, vùng mắt cá ngoài.

3. Cách phòng ngừa

Các thương tật thứ phát do bất động có thể ngăn ngừa rất hữu hiệu với các phương pháp sau :
– Cung cấp đủ chất dinh dưỡng giàu chất đạm, vitamin
– Chăm sóc, vệ sinh da tốt, thường xuyên thay đổi tư thế người bệnh.
– Tập chủ động các cử động, các bài tập.
– Tập thụ động để duy trì tầm hoạt động của khớp (nếu người bệnh không tự tập được).
Tóm lại, phòng các thương tật thứ phát có thể phòng ngừa được và dễ dàng hơn là phải đương đầu với chúng khi chúng đã xẩy ra.

 

BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Phục hồi chức năng

1.1. Vai trò của phục hồi chức năng (PHCN) trong hệ thống chăm sóc sức khỏe 

Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ bó hẹp là tình trạng thiếu vắng bệnh tật. Trước đây, ngành y tế chỉ mới chú trọng vào 2 lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh mà chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực PHCN. Nhiều thầy thuốc chỉ quan tâm đến việc cứu sống người bệnh, còn việc sau này họ sẽ sống ra sao thì không hề để ý tới.

Trong những năm gần đây, người ta thường nói đến một ngành mới đang phát triển khá mạnh mẽ- đó là ngành PHCN hay còn gọi là bước thứ 3 của y học. Bước thứ 3 không có nghĩa là đi sau 2 bước kia, mà về phạm trù y học hiện đại, cả 3 bước cơ bản là phòng bệnh, chữa bệnh và PHCN phải được lồng ghép chặt chẽ, song song với nhau.  Phục hồi chức năng là một ngành được xây dựng trên cơ sở y học hiện đại.

 Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, ngành Phục hồi chức năng đã chứng minh vai trò của mình trong y học là không chỉ góp phần cộng thêm năm tháng để kéo dài đời người mà còn đóng góp tích cực vào việc cộng thêm cuộc sống sinh động cho năm tháng. Rất nhiều người khuyết tật đã được phục hồi và tái hội nhập trở lại cuộc sống.

1.2. Định nghĩa

Phục hồi là một từ kép bao gồm 2 từ gần đồng nghĩa, PHỤC là trở lại, trở về, HỒI là trả lại, trở lại. Như vậy, theo một nghĩa hẹp cụ thể thì từ phục hồi được áp dụng cho người bệnh, có nghĩa là trả lại cho họ chức năng đã bị mất do hậu quả của bệnh hay chấn thương.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ về PHCN như sau: PHCN bao gồm các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẵng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.
– Phục hồi chức năng không chỉ huấn luyện người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của người tàn tật. Phục hồi chức năng là trả lại các chức năng bị giảm hoặc bị mất cho người tàn tật hoặc là giúp họ xử trí tốt hơn với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở cộng đồng.

1.3. Mục đích của phục hồi chức năng

– Hoàn trả lại một cách tối đa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất cho người bệnh, tăng
cường khả năng còn lại của họ để giảm hậu quả của tàn tật.

Tác động làm thay đổi tích cực suy nghĩ, thái độ của xã hội, tạo nên sự chấp nhận của xã hội đối với người tàn tật, coi họ như một thành viên bình đẳng trong cộng đồng.
Tác động làm cải thiện các điều kiện nhà ở, nơi làm việc, nơi công cộng, cầu cống, đường xá, trường học. để người tàn tật có thể tham gia lao động sản xuất, học hành và đến được những nơi mà họ cần đến để tham gia các sinh hoạt xã hội (chuyển từ biện pháp đơn thuần y học sang biện pháp xã hội).
– Tạo việc học hành vui chơi và công việc làm ăn cho người khuyết tật, lôi kéo bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng tham gia vào quá trình phục hồi.
– Làm cho người khuyết tật thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ, làm cho xã hội ý thức được trách nhiệm của mình để người khuyết tật có cuộc sống độc lập ở gia đình và cộng đồng.
Nói ngắn hơn, PHCN là một phương pháp sáng tạo cả về khoa học lẫn nghệ thuật, giúp người bệnh tiến triển và tận dụng tối đa có thể được những khả năng còn lại về thể chất, tinh thần, kinh tế, xã hội để tự giúp mình trở thành người có ích, gia nhập trở lại cộng đồng, nghĩa là biến những người tàn tật trở thành những người TÀN mà KHÔNG PHẾ.

1.4. Những nguyên tắc của phục hồi chức năng

– Đánh giá cao vai trò của người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng trong chương trình phục hồi chức năng.

– Đánh giá đúng tình trạng khuyết tật và sức khỏe của người bệnh để có chỉ định tập luyện phục hồi đúng lúc, đúng mức phù hợp với từng người bệnh để có kết quả phục hồi tốt nhất.
– Phục hồi sớm, song song với quá trình điều trị để giúp người bệnh chóng phục hồi sức khỏe, tránh được các thương tật thứ cấp và rút ngắn thời gian điều trị cũng như phục hồi ở giai đoạn sau.
– Phải luôn luôn khiến người bệnh hoạt động vì hoạt động đem lại sức khỏe, trái lại, bất động làm cơ thể suy yếu.
Điều quan trọng nhất là không bao giờ giúp đỡ người bệnh khi người đó có thể tự giúp lấy mình, vì khi chúng ta làm thay mọi công việc cho người bệnh thì người bệnh sẽ mất tự tin, tính độc lập và luôn ỷ vào người khác. Như vậy người bệnh không tích cực hoạt động và sẽ làm chậm quá trình phục hồi. Vì lợi ích của người bệnh, vì tôn trọng người bệnh, chúng ta có bổn phận và có quyền yêu cầu họ phải phấn đấu nhiều hơn trong mức độ thể chất cho phép.

1.5. Khái niệm nhóm phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật và giúp họ trở lại với cuộc sống lao động, học tập là một vấn đề rất lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều chuyên khoa, nhiều ngành. Các thành viên tham gia vào việc chăm sóc, phụ hồi cho người khuyết tật được tập hợp lại trong nhóm gọi là nhóm phục hồi. Nhóm phụ hồi bao gồm:
– Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng: chịu trách nhiệm chung về hoạt động chuyên môn của nhóm.
– Điều dưỡng viên: chịu trách nhiệm về chăm sóc điều dưỡng phục hồi chức năng.
– Kỹ thuật viên vật lý trị liệu: chịu trách nhiệm về tập luyện vận động chung và đi lại của người bệnh.
– Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu: chịu trách nhiệm huấn luyện người khuyết tật việc tự  chăm sóc bản thân và thực hiện các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, giúp bệnh nhân tái thích nghi với môi trường sống ở gia đình và cộng đồng sau khi bị bệnh.
– Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu: giúp bệnh nhân có rối loạn về ngôn ngữ cách giao tiếp với mọi người.

– Kỹ thuật viên chỉnh hình: cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật.
– Chuyên gia tâm lý: giúp người khuyết tật thích nghi về mặt tinh thần sau khi bị bệnh và các di chứng còn lại.
– Bác sỹ chuyên khoa: chấn thương chỉnh hình, thần kinh, tim mạch…
– Cán bộ xã hôị: giúp người khuyết tật về nhà ở, công việc làm, hội nhập hoặc tái hội xã hội.
– Cán bộ giáo dục: giúp việc học hành cho người khuyết tật.
– Bản thân người khuyết tật và gia đình họ – là thành viên không thể thiếu trong nhóm phục hồi.
Ngày nay ở các nước tiên tiến, người ta chuyên khoa hóa tất cả các thành viên trong nhóm phục hồi, ví dụ nhóm phục hồi chuyên cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chuyên cho bại não, chuyên cho tổn thương tủy sống … với các kỹ thuật chuyên biệt.,

1.6. Các hình thức phục hồi chức năng

Trên thế giới, có 3 hình thức PHCN:
– PHCN dựa vào viện, các trung tâm phục hồi chức năng  Hình thức này được triển khai từ trước đến nay ở nhiều nước trên thế giới.
+ Ưu điểm: Kết quả phục hồi nhanh hơn và phục hồi được cho nhiều trường hợp bệnh khó nhờ có đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật cao và có nhiều trang thiết bị hiện đại.
+ Nhược điểm: Bất tiện cho những bệnh nhân ở xa, chỉ giải quyết cho được một số ít người và chi phí cao.
– PHCN ngoại viện: Cán bộ chuyên khoa của các viện, các trung tâm xuống các địa phương trực tiếp tập luyện, phục hồi cho người bệnh.
+ Ưu điểm: Các cán bộ chuyên khoa trực tiếp tập luyện nên sự tiến bộ có nhanh hơn, số người tàn tật được tập luyện có nhiều hơn hình thức trên.
+ Nhược điểm: Chi phí cao, không đủ cán bộ và số người tàn tật được tập luyện cũng không được nhiều.
– PHCN dựa vào cộng đồng: Người tàn tật được tập luyện phục hồi ngay tại cộng đồng bằng thân nhân người tàn tật và cộng đồng. Thực chất của hình thức này là xã hội hóa công tác PHCN.

1.7. Các phương pháp phục hồi chức năng

– Vật lý trị liệu (sẽ có bài riêng)
– Hoạt động trị liệu: Hoạt động trị liệu (HĐTL) là sử dụng các hoạt động tự chăm sóc, công việc và trò chơi trong điều trị nhằm gia tăng sự độc lập chức năng, tăng cường sự phát triển và ngăn
ngừa tàn tật. HĐTL có thể bao gồm sự thích ứng với công việc hay môi trường để đạt được sự độc lập tối đa và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Ngôn ngữ trị liệu: Tập nói hoặc học cách sử dụng các loại ngôn ngữ giao tiếp khác (viết, động tác bằng tay (thủ ngữ), mắt ).
– Giáo dục đặc biệt: Người khuyết tật (chủ yếu là trẻ khuyết tật) được học ở các trường/ lớp với sự giáo dục đặc biệt của những giáo viên chuyên nghiệp: trường/ lớp cho người mù với chữ nổi,
cho người điếc câm với thủ ngữ
– Cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp:
+ Chân tay giả.
+ Dụng cụ chỉnh hình: nẹp chỉnh hình các loại (nẹp hông, nẹp đùi, nẹp gối-cổ chân, nẹp cổ chân), máng chỉnh hình, giày chỉnh hình
+ Dụng cụ trợ giúp: xe lăn, khung tập đi, các loại đồ dùng có tay cầm đặc biệt, ghế ngồi đặc biệt tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể di chuyển và thực hiện các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày.
– Dạy nghề và hướng nghiệp Dạy lại cho người bệnh các kỹ năng thực hiện nghề cũ hoặc học một nghề mới thích ứng với tình trạng thương tật, sức khỏe và khả năng của họ.

2. Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

2.1. Khái niệm về điều dưỡng và điều dưỡng phục hồi
Đã có những định nghĩa khác nhau về từ “Điều dưỡng”, nhưng nói một cách khái quát thì nhiệm vụ của người điều dưỡng là trợ giúp người bệnh trong việc hoàn tất các hoạt động, phục hồi sức khỏe. Công việc điều dưỡng được thực hiện theo chiều hướng giúp cho người bệnh tự làm lấy mọi công việc trong khả năng về thể chất và tinh thần cho phép-có nghĩa là giúp người bệnh ấy có khả năng sinh hoạt độc lập tối đa càng nhiều càng tốt.
Chỉ trừ những dạng đặc biệt khó khăn đòi hỏi phải có những kiến thức và kỹ thuật đặc biệt về chuyên ngành phục hồi, người điều dưỡng có thể làm và dạy cho người bệnh thực hiện những điều liên quan mật thiết tới công tác phục hồi. Tuy đó có thể là những động tác phục hồi rất đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết, ví dụ như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc và cởi áo quần, di chuyển từ giường qua xe lăn, từ xe lăn tới nhà vệ sinh, bồn tắm, chải đầu, đánh răng, cạo râu, trang điểm Người bệnh chỉ có thể được xem là có khả năng sinh hoạt độc lập khi chính họ tự làm được những công việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày- những điều vô cùng cần thiết của cuộc sống.
2.2. Vai trò của người điều dưỡng trong PHCN
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật do nhóm phục hồi thực hiện. Điều dưỡng viên là một thành viên không thể thiếu của nhóm. Điều dưỡng phục hồi là một khái niệm mở rộng về điều dưỡng. Người điều dưỡng phải đảm nhận một lúc 4 vai trò:
– Trực tiếp làm công tác điều dưỡng trên giường bệnh.
– Phối hợp mọi yêu cầu chăm sóc y tế cho người bệnh của các thành viên trong nhóm phục hồi.
– Giáo dục hướng dẫn về cho người bệnh và thân nhân họ cách chăm sóc và tự chăm sóc bản thân.
– Là người tạo sự liên lạc giữa các thành viên trong Toán phục hồi.

2.3. Nhiệm vụ của điều dưỡng viên

-Trao đổi thông tin, cộng tác và phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm phục hồi.
– Tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và không khí thoải mái, dễ chịu nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
– Đề phòng biến chứng và các thương tật thứ cấp do bất động lâu ngàyđối với hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ vận động (yếu cơ, cứng khớp), hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, loét
do đè ép, nhiễm trùng…

Xem thêm: Phục hồi chức năng – Wikipedia tiếng Việt

– Giúp đỡ, động viên người bệnh về mặt tinh thần và tâm lý để xua tan nổi sợ hãi, lo âu,  thất vọng do thương tật để lại, dũng cảm đối mặt với thương tật hiện có, giúp họ lấy lại thăng bằng, lòng tự trọng, tính độc lập và niềm tin vào cuộc sống.
– Giúp người bệnh tận dụng, duy trì và phát huy khả năng còn lại một cách tối đa.
– Giáo dục, bệnh nhân và người nhà của họ tất cả mọi vấn đề chăm sóc và tự chăm sóc cho bản thân.
– Giải thích cho người nhà và cộng đồng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khuyết tật.

2.4. Những yêu cầu cần có của người điều dưỡng

Để giúp bệnh nhân đạt được mục tiêu của điều trị và phục hồi, người điều dưỡng  cần:
– Có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, nhạy cảm đối với những nhu cầu,  tình cảm và tình trạng của người bệnh cũng như cá tính của họ.
– Có tinh thần sáng tạo, hoạt bát, cứng rắn và tự tin.
– Kiểm tra thái độ của người bệnh đối với sự giảm khả năng của họ. Nếu phát hiện thấy ở họ xuất hiện thái độ không tích cực thì cần phải hỗ trợ, giúp họ lấy lại lòng tin, lòng tự trọng để đối đầu với thực tế và tích cực tham gia vào chương trình tập luyện phục hồi.

KẾT LUẬN

Chăm sóc điều dưỡng là một bộ phận rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Chất lượng của điều trị và phục hồi phụ thuộc rất lớn vào công tác điều dưỡng, do đó điều dưỡng viên không chỉ là người tinh thạo về chuyên môn mà còn là người có tình thương thật sự và trách nhiệm lớn lao đối với người bệnh và là một thành viên không thể thiếu trong nhóm phục hồi.

BÀI 3: MỘT SÔ PHƯƠNG THỨC VẬT LÝ TRỊ LIỆU THƯỜNG DÙNG

1. Mô tả được bản chất, tác dụng sinh học, chỉ định chống chỉ định của các phương pháp vật lý trị liệu thường dùng: nhiệt nóng, lạnh, thủy trị liệu, điện và ánh sáng trị liệu.
2. Trình bày được các khái niệm cơ bản, mục đích của vận động trị liệu.

I. ĐẠI CƯƠNG

Vật lý trị liệu là sử dụng các tác nhân vật lý (có sẵn trong tự nhiên hoặc nhân tạo) để điều trị. Về bản chất chúng bao gồm:
– Nhiệt trị liệu (nóng và lạnh).
– Ánh sáng trị liệu (hồng ngoại, tử ngoại, laser).
– Điện trị liệu (các dòng điện thấp tần, trung tần, cao tần).
– Vận động trị liệu, kéo giãn, kéo nắn, xoa bóp.
– Hoạt động trị liệu.
– Thủy trị liệu.

II. NHIỆT TRỊ LIỆU

1. Nhiệt nóng
1.1. Tác dụng sinh lý:
Tác dụng sinh học đối với mô của cơ thể phụ thuộc vào cường độ nóng được áp dụng (khoảng 40-45 độ C), thời gian áp dụng (thường từ 15-30 phút), phạm vị cơ thể được sưởi nóng, tốc độ được sưởi nóng. Nhiệt nóng có tác dụng:
– Giãn mạch tại chỗ hoặc toàn thân (thông qua tác dụng tại chỗ và phản xạ), tăng lưu thông máu.
– Giảm đau, giảm phù nề, giảm viêm.
– Tăng tính kéo giãn của các mô liên kết.
– Giảm hiện tượng cứng khớp.
– Tăng chuyển hóa.

1.2. Chỉ định điều trị:

Nhiệt nóng được sử dụng trong nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh thuộc hệ vận động: giảm đau, co rút khớp, co cứng, co rút khớp, giảm tầm vận động, viêm bán cấp và mạn tính.

1.3. Chống chỉ định và thận trọng:

Viêm cấp, chấn thương mới, chảy máu mới hoặc nguy cơ chảy máu, vùng da mất cảm giác, mất nhận thức đau (hôn mê, suy giảm trí tuệ), u các loại, phù, các vết thương hở. Thận trọng với người già, trẻ con.

1.4. Phân loại nhiệt nóng:

Nhiệt nóng được phân làm 2 loại: nhiệt nóng nông và nhiệt nóng sâu.

1.4.1. Nhiệt nóng nông:

– Là nhiệt có khả năng xuyên sâu qua da đến 2cm. Bao gồm: túi chườm nóng, nước nóng, xông hơi, bó sáp, tia hồng ngoại, tử ngoại, laser. Áp dụng ở vùng được che phủ bởi lớp tổ chức liên kết mỏng (như bàn tay, bàn chân) và có thể tác dụng sâu nhờ cơ chế phản xạ. Nhiệt tác dụng tối đa ở da và tổ chức dưới da.
+ Túi nóng ẩm: đó là những túi vải chứa silicats ngậm nước được nhúng vào nước có nhiệt độ 70- 80 độ C. Túi được bọc trong 6-8 lớp khăn và đắp vào vùng điều trị từ 20-30 phút. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có túi điện có điều khiển hoặc túi gel nóng.
+ Parafin: là hỗn hợp 1 phần dầu khoáng, 7 phần parafin được đun nóng đến 52-54 độ C. Dầu khoáng hạ thấp điểm nóng chảy của parafin và hỗn hợp đó với nhiệt độ 47-54 độ C. Parafin có thể dử dụng bằng cách nhúng nhanh phần điều trị (ngón, bàn, cẳng tay, khuỷu tay ) vào parafin rồi rút ra, chờ cho parafin khô rồi nhúng lần tiếp theo. Nhúng 7-8 lần, sau dó bọc lại bằng nilon rồi bọc thêm khăn để giữ sức nóng; hoặc đổ parafin ra khay chờ cho đến khi tạo thành lớp váng trên bề mặt là có thể đắp, bó vào vùng cần điều tri (lưng, vai ) cho bệnh nhân được.
+ Tia hồng ngoại: Năng lượng hồng ngoại có thể qua da và chuyển thành nhiệt cho điều trị nông. Hồng ngoại được điều trị bằng cách chiếu vào phần bề mặt cơ thể. Khoảng cách từ đèn đến bề mặt từ 45-60cm. Thời gian chiếu từ 20-30 phút.

1.4.2. Nhiệt nóng sâu:

Là nhiệt có khả năng xuyên sâu từ 3cm đến 6cm mà không làm tăng nhiệt độ da và tổ chức dưới da. Nhiệt sâu dùng để điều trị các tổ chức ở sâu như khớp háng, khớp gối, cơ vùng thắt lưng. Nhiệt được sinh ra nhờ chuyển năng lượng thành nhiệt, qua da vào sâu các tổ chức dây chằng, cơ, xương, bao khớp. Nhiệt sâu thường được sử dụng dưới các dạng siêu âm, sóng ngắn và vi sóng.

2. Nhiệt lạnh

Là biện pháp điều trị ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể được điều trị.
2.1. Tác dụng sinh lý:
– Gây co mạch tại chỗ, có thể lan rộng nhờ cơ chế phản xạ.
– Giảm chuyển hóa
– Tăng ngưỡng kích thích thần kinh
– Giảm dẫn truyền cảm giác, vận động thần kinh.
– Giảm tính đàn hồi của tổ chức
– Giảm phù nề,
– Giảm trương lực cơ, giảm co cứng, co thắt cơ.
2.2. Chỉ định điều trị:
– Giảm đau.
– Giảm co rút, co giật.
– Giảm viêm (viêm cấp), giảm phù nề (sau chấn thương mới, bỏng).
2.3. Chống chỉ định:
– Viêm tắc động mtinx mạch.
– Mẫn cảm với lạnh, đái máu, đái globulin khi gặp lạnh
– Vùng da mất cảm giác.
– Vùng da vô mạch.
– Tăng huyết áp nặng.
– Thận trọng với người già, trẻ nhỏ.
2.4. Các hình thúc áp dụng:

– Túi chờm lạnh: đặt trong tủ lạnh có nhiệt độ 5 độ C, chờm trong 20-30 phút.
– Xoa xát bằng đá lạnh: để điều trị tại chỗ, vùng hẹp.
– Khăn lạnh
– Bể nước lạnh từ 13-18 độ C: nhúng các phần chi thể cần điều trị từ 20-30 phút.
– Phun hơi lạnh: ethylchloride hoặc fluorimethane làm giảm co rút cơ.

III. ĐIỆN TRỊ LIỆU

1. Định nghĩa
Điện trị liệu là sử dụng năng lượng điện qua bề mặt cơ thể để kích thích thần kinh, cơ hoặc cả hai bằng cách sử dụng điện cực trên bề mặt.
2. Các dòng điện điều trị
Do nhiều loại dòng điện được sử dụng và tác dụng của chúng cũng khác nhau nên điện trị liệu được chia ra: liệu pháp nhiệt và điện kích thích.
– Điện nhiệt: các dòng điện có tần số trên 100.000 hz (hz là số xung trong 1 giây) tạo nhiệt vùng mô cần điều trị, không gây kích thích thần kinh hoặc cơ. Đây là các dòng điện co tần, bao gồm sóng ngắn, sóng cực ngắn hoặc vi sóng (đã trình bày ở phân Nhiệt nóng sâu).
– Điện kích thích: bao gồm các dòng điện có tần số dưới 100.000 hz. Các dòng điện này gây kích thích hệ thần kinh và cơ dù với cường độ rất thấp. Các dòng điện kích thích được chia làm 2 loại: các dòng điện thấp tần (tần số nhỏ hơn 1000 hz), tạo được kích thích nhịp lên thần kinh và cơ và các dòng điện trung tần (tần số 1.000 đến 100.000 hz), không tạo được kích thích với từng nhịp đơn mà chỉ tạo được kích thích khi có nhóm kích thích. Phần này chỉ đề cập đến điện kích thích.
3. Tác dụng sinh lý của điện kích thích:
– Tăng tần hoàn
– Giảm đau

– Điện dẫn thuốc (dưới tác dụng của dòng điện, có thể dẫn một số thuốc vào cơ thể qua da).
– Kích thích cơ và thần kinh
– Tác dụng lên cơ quan nội tạng (trực tiếp hay qua phản xạ).
4. Chỉ định điều trị
– Đau các loại: đau cấp và mạn tính trong các bệnh cơ-xương-khớp, thần kinh, đau sau phẫu thuật
– Co thắt cơ, teo cơ.
– Rối loạn vận mạch như suy tĩnh mạch, rối loạn mạch thần kinh.
5. Chống chỉ định
– Viêm tắc tĩnh mạch.
– Loạn nhịp tim, đang đặt máy tạo nhịp tim.
– U các loại.
– Chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.
– Gãy xương giai đoạn sớm
– Phụ nữ đang mang thai.

IV. ÁNH SÁNG TRỊ LIỆU

Ánh sáng là một loại dao động sóng điện từ, có nguồn gốc tự nhiên như ánh sáng mặt trời hoặc có nguồn gốc nhân tạo.
1. Tia hồng ngoại:


Là ánh sáng có bước sóng từ 760- 3000nm, mắt người không nhìn thấy. Có nguồn gốc 16 tự nhiên (ánh sáng mặt trời) hoặc nhân tạo. Tác dụng sinh lý, chỉ định, chống chỉ định như ở phần nhiệt nóng.
2. Tia tử ngoại ( tia cực tím):
Có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Bước sóng từ 200-400nm (1nm=10^-9 m, mắt người không nhìn thấy).
2.1. Tác dụng sinh lý:

– Diệt khuẩn.
– Giãn mạch, làm đỏ da, tạo nhiễm sắc ở da, tăng tạo vitamin D, tăng chuyển hóa canxi.
2.2. Chỉ định điều trị:
– Các vết thương, vết loét lâu lành, nhiễm khuẩn.
– Các bệnh về da như nấm da, chàm, vẩy nến, viêm lỗ chân lông…).
– Các rối loạn Ca/P.
2.3. Chống chỉ định và thân trọng:
– Lao phổi tiến triển,
– Bệnh tim nặng.
– Suy gan, thận.
– Rối loạn cảm giác.
– Đái tháo đường nặng.
– Người quá mẫn cảm với ánh sáng.
– Phải đeo kính bảo vệ mắt cho bệnh nhân và thầy thuốc khi tiến hành điều trị.
3. Tia Laser
Laser là một loại ánh sáng đặc biệt, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong chuyên ngành vật lý trị liệu, người ta sử dụng laser năng lượng thấp được chế tạo bởi khí helium-nion (Laser He-Ne), laser bán dẫn…
3.1. Tác dụng sinh học:
– Kích thích lành các vết thương.
– Tăng thực bào và khả năng diệt khuẩn.
– Giảm phù nề.
– Giảm đau.
3.2. Chỉ định điều trị:
– Điều trị loét, bỏng, đụng giập phần mềm.
– Đau đầu, đau vai gáy, đau xương khớp,
– Các gãy xương chậm liền.
3.3. Chống chỉ định:
– Có thai 3 tháng đầu, ung thư, người nhạy cảm với ánh sáng.
– Người bệnh tim nặng; người đang đặt máy tạo nhịp.

– Không được chiếu trực tiếp vào mắt,

V. THỦY TRỊ LIỆU

Là phương pháp sử dụng nước điều trị thông qua việc tác động lên bề mặt ngoài cơ thể. Nước là mội trường thuận tiện để trao đổi nhiệt lượng với cơ thể, để tạo sức ép và sự kích thích cơ học trên bề mặt da và để thực hiện sự đề kháng hay trợ giúp đối với các cử động chủ động.
1. Tác dụng sinh lý: tác dụng sinh lý của thủy trị liệu nhờ tác dụng đặc thù của nước: sức đẩy, áp lực, trọng lượng riêng, tính linh hoạt, nhiệt độ, hóa chất và tác dụng của nhiệt nóng và nhiệt lạnh nói chung giống như các tác dụng chung của 2 loại nhiệt này.
2. Chỉ định, chống chỉ định: như các chỉ định và chống chỉ đinh chung của nhiệt nóng trị liệu và nhiệt lạnh trị liệu.
3. Các hình thức sử dụng: có nhiều hình thức sử dụng, ở đây chỉ nêu một số phương thức thường được sử dung tại Việt Nam.
3.1. Ngâm nước nóng toàn thân:
Tùy theo nhiệt độ, tính chất của nước và thời gian ngâm để có những kết quả khác nhau. Về tính chất, nước khoáng có tác dụng kích thích mạnh hơn và gây đổ mồ hôi nhanh hơn nước thường.
3.1.1. Tác dụng sinh lý:
+ Tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng chuyển hóa và đổ mồ hôi.
+ Thư giãn cơ, giảm co rút, giảm đau.
+ Huyết áp khởi đầu tăng rồi hạ, nhịp thở nhanh, nông.
3.1.2. Kỹ thuật: làm cho nhiệt độ trong bồn ngâm đến 30độ C, là nhiệt độ tạo giãn cơ tối đa. Có thể kết hợp xoa bóp dưới nước và tập vận động dưới nước.
3.1.3. Chỉ định: đau khớp, viêm dây thần kinh, các chứng đau của hệ tiêu hóa và tiết niệu.
3.1.4.Chống chỉ định: bệnh nặng, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bướu giáp nặng, động kinh, bệnh van tim, xu hướng chảy máu, rối loạn cảm giác nóng lạnh.

3.2. Ngâm từng phần: Được áp dụng cho bệnh nhân không có khả năng chịu đựng ngâm toàn thân hoặc chỉ có yêu cầu điều trị cục bộ. Vùng điều trị có thể là chân, tay
3.2.1. Tác dụng sinh lý: tạo xung huyết da và tăng tuần hoàn cục bộ, tạo thư giãn cơ, giảm co thắt cơ, giảm đau.
3.2.2. Kỹ thuật điều trị: ngâm phần cần điều trị vào nước thường, sau đó đổ thêm nước nóng vào để đạt đến nhiệt độ 43độ C. Thời gian ngâm: 10-30 phút. Sau khi ngâm, phần điều trị cần được lau khô.
3.2.3. Chỉ định: Đau cơ, xương, khớp, thần kinh, chẹo chân giai đoạn bán cấp và mạn, rối lọan dinh dưỡng, tuần hoàn sau bất động (do bó bột).
3.3. Ngâm nước nóng-lạnh: Là cách ngâm một phần cơ thể trong nước nóng và lạnh xen kẽ.
3.3.1. Tác dụng: tạo co thắt và thư giãn các mạch máu, làm gia tăng nhịp độ tuần hoàn tới
phần chi thể. Sự cải thiện tuần hoàn theo cách ngâm này đáng kể hơn và kéo dài hơn so
với cách ngâm đơn thuần chỉ với nóng hay lạnh.
3.3.2. Kỹ thuật: 2 thùng nước, thùng nước nóng (38- 44 độ C), thùng nước lạnh (16-18 độ C). Nhúng nóng 3 phút rồi nhúng lạnh ngay 1 phút. Nhúng luân phiên như vậy 4-5 lần (tốt nhất là nhúng lần dầu và lần cuối trong nước nóng).
3.3.3. Chỉ định: rối loạn tuần hoàn ngoại vi do co thắt động mạch, loạn dưỡng do rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi chân tay, đau cơ, co cơ, đau khớp, đau mỏm cụt.
3.3.4. Chống chỉ định: xơ cứng động mạch, hẹp mạch do đái đường, viêm tắc động mạch đầu chi.
3.4. Nước khoáng, bùn trị liệu
– Nước khoáng nóng: là nguồn nước ngầm. có nhiều loại nước khoáng tùy thuộc thành phần nguồn nước (nhiều CO2, lưu huỳnh ) thích hợp cho từng loại bệnh. Hình thức sử dụng: uống, ngâm, tắm.
– Bùn: có nguồn gốc cây cối sinh vật. Có thể dùng để đắp, tắm.
– Chỉ định điều trị: tùy đặc điểm của từng nguồn nước khoáng hay bùn, có thể dùng để điều trị các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh
– Chống chỉ định: u các loại, các bệnh nặng.

VI. XOA BÓP TRỊ LIỆU

Xoa bóp là một từ dùng để chỉ một nhóm kỷ thuật ích thích hệ thần kinh tổ chức dưới da, các mô của cơ thể một cách có khoa học và hệ thống nhằm mục đích điều trị.
1. Tác dụng sinh lý
– Cơ chế cơ học tại chỗ, tăng cường lưu thông máu, giảm đau, giảm phù nề; chống dính; làm mềm sẹo.
– Hiệu quả phản xạ tạo cảm giác thích thú, thư giãn, an thần, làm dịu đau.
2.Chỉ định
– Giảm đau, thư giãn cơ
– Chuẩn bị cho tập vận động.
– Làm dịu về mặt tâm lý, giảm căng thẳng thần kinh. Xoa bóp không làm giảm béo, không thay đổi khối lượng, không tăng sức mạnh cơ. Hiệu quả quan trọng của xoa bóp là làm dịu.
3. Hình thức sử dụng
Có thể xoa bóp bằng tay hoặc sử dụng thiết bị cơ học (thiết bị rung, xoa bóp thay đổi áp lực, xoa bóp dưới vòi phun.

VII. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

1. Định nghĩa
Vận động trị liệu là thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
2. Mục đích
– Giảm thiểu hoặc phòng ngừa khiếm khuyết.

– Cải thiện, phục hồi hoặc tăng cường chức năng thể chất.
– Phòng ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe.
– Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng thích ứng của cơ thể và sự thoải mái về tinh thần  Mỗi người bệnh có một chương trình tập luyện riêng, phù hợp với nhu cầu của người đó và được lập bởi kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
3. Các loại bài tập thường áp dụng:
Trong phục hồi chức năng, người ta thường áp dụng các bài tập vận động sau: tập theo tầm vận động khớp, tập kháng trở, tập aerobic, kéo dãn, vận động khớp ngoại biên và tập trong nước, tập vận động chức năng và các bài tập cho các chuyên khoa (sản phụ khoa, lồng ngực, tim mạch ).

3.1.Tập theo tầm vận động

Sự vận động hoàn toàn của một khớp gọi là tầm vận động. Khi một khớp cử động, mọi cấu trúc liên quan đến nó (cơ, diện khớp, giây chằng, bao khớp, cân, mạch máu, thần kinh) đều tham gia vào quá trình này. Để mô tả tầm vận động khớp, người ta dùng các thuật ngữ gập, duỗi, dạng, khép, xoay.
3.1.1. Tập vận động thụ động
– Định nghĩa: là vận động được thực hiện bởi người điều trị, hoặc dụng cụ cơ học. Trong bài tập này, không có sự co cơ chủ động của phần chi thể được tập.
– Mục đích: Mục đích đầu tiên của tập vận động thụ động là làm giảm các biến chứng có thể xẩy ra do bất động.
3.1.2. Tập vận động chủ động có trợ giúp
– Định nghĩa: tập vận động chủ động có trợ giúp là bài tập vận động do chính người bệnh tự thực hiện (tự co cơ), nhưng để thực hiện động tác một cách hoàn chỉnh cần phải có sự trợ giúp của một lực bên ngoài (bằng tay hoặc dụng cụ cơ học).
– Mục đích: Như của tập vận động thụ động.
– Chỉ định: Khi cơ bắp còn yếu (cơ không thắng được trọng lực).
3.1.3. Tập vận động chủ động
– Định nghĩa: Tập vận động chủ động là vận động được thực hiện bởi chính người bệnh
tự co cơ không cần sự trợ giúp.

– Mục đích của tập vận động chủ động: Như những mục đích của tập vận động thụ động.
3.2. Tập có kháng trở
3.2.1. Định nghĩa:
Tập có kháng trở là bất kỳ loại bài tập chủ động nào trong đó có sự co cơ động hay tĩnh bị kháng lại bởi một lực từ bên ngoài. Lực kháng bên ngoài có thể bằng tay hoặc bằng máy.
3.2.2. Chỉ định: khi cơ đã đạt được bậc 4 hoặc bậc 5.
3.2.3. Mục đích:
– Tăng sức mạnh của cơ (sức mạnh cơ là lực tạo ra kho co cơ)
– Tăng sức bền của cơ (sực bền là khả năng thực hiện bài tập cường độ thấp trong một thời gian kéo dài).
3.2.4. Chống chỉ định và thân trọng:
– Chống chỉ định: khi có viêm nhiễm, đau nhiều.
– Thận trọng: người bệnh có các bệnh tim mạch, cao tuổi, quá mệt mỏi, loãng xương
3.3 Tập kéo giãn
3.3.1. Định nghĩa:
Tập kéo giãn là động tác tập dùng cử động cưỡng bức do người tập hay dụng cụ thực hiện.
3.3.2. Chỉ định: Tầm hoạt động của khớp bị giới hạn do hậu quả của co rút, dính khớp và hình thành tổ chức sẹo, dẫn đến các cơ, tổ chức liên kết và da bị ngắn lại so với bình thường.
3.3.3. Mục đích: Tái thiết lập lại tầm hoạt động của khớp và vận động của các tổ chức mềm quanh khớp.
4.4. Các bài tập vận động trị liệu chức năng:
– Tập trên đệm: thay đổi tư thế, thang bằng ngồi, di chuyển
– Tập với thanh song song: tập tăng sức chịu đựng khi đúng, tập thăng bằng, tập đi
– Tập thăng bằng với nạng: tập thăng bằng bên, trước sau,
– Tập di chuyển: tập dáng đi, di chuyển với xe lăn,
– Hoạt động trị liệu: tập phục hồi và phát triển trở lại tư duy, sự khéo léo của bàn tay và tập cho người bệnh sử dụng lại các dụng cụ tay chân giả, dụng cụ chỉnh hình, hoặc dụng cụ trợ giúp nhằm đạt sự độc lập tối đa của người bệnh.

xem thêm: GIÁO TRÌNH MÔN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG pps

“Nguồn: thuvienebookyhoc”

TIN LIÊN QUAN

10+Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối và thay khớp gối

kienthuc

Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Tái Tạo Dây Chằng Chéo Trước (DCCT)

kienthuc

1 Số Trung Tâm Vật Lý Trị Liệu Vĩnh Đức (Tp, Phòng Khám Phục Hồi Chức Năng Vĩnh Đức

kienthuc