1 Số lợi ích của mướp đắng và những điều cần lưu ý

lợi ích của mướp đắng

Lợi ích của mướp đắng và những điều cần lưu ý

Mướp đắng, hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ bầu bí, trồng ở rộng rãi các nước Ấn Độ, Đông Nam Á, Châu Phi. Cây mướp đắng là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, có lá xoăn, hoa vàng, trái chưa chín có màu xanh lá cây, trái chín có màu cam vàng. Mướp đắng là loài cây có vị đắng nhất trong các loại rau quả.    

Mướp đắng là thảo dược quý hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, sử dụng đúng ”thời điểm vàng” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, do có nhiều dược tính, nên không phải ai cũng nên ăn mướp đắng, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hãy cùng kienthucsuckhoe tìm hiểu những thông tin về trái mướp đắng đối với sức khỏe.

1. Lợi ích tuyệt vời của trái mướp đắng

1.1 Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn nghĩ rằng vitamin C chỉ có trong các loại trái cây chua thì bạn đã nhầm lẫn rồi đấy. Mướp đắng là loại quả rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Do đó, mướp đắng rất hiệu quả trong việc cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch trước những ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, mướp đắng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp loại bỏ một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản hay khó tiêu.

Lợi ích của mướp đắng
Lợi ích của mướp đắng

1.2 Ngăn ngừa và trị bệnh sỏi thận

Sỏi thận là hiện tượng tích tụ, lắng đọng những hợp chất trong nước tiểu, dần dần tạo thành cặn và kết tủa thành sỏi cứng nằm trong thận. Đây là một trong những căn bệnh thường gặp hiện nay, sỏi thận có kích thước nhỏ có thể đào thải qua nước tiểu, nhưng nếu kích thước sỏi thận lớn, người bệnh thường trải qua những cơn đau rất dữ dội.

Mướp đắng có tác dụng làm vỡ và làm giảm kích thước sỏi, giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu. Đồng thời, một số thành phần trong mướp đắng có thể làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giúp giảm triệu chứng đau do sỏi thận gây ra.

1.3 Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý lượng đường trong máu tăng cao do cơ thể không thể sản sinh ra đủ lượng insulin hoặc không có khả năng sử dụng insulin hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, mướp đắng chứa hàm lượng glycoside cao giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng glucose một cách hiệu quả, đồng thời vận chuyển glucose đến cơ quan khác dễ dàng hơn để tạo năng lượng, làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng ngăn chặn sự chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành glucose, giúp cơ thể không mất đi những chất dinh dưỡng quan trọng và điều hòa mức đường huyết của cơ thể luôn ở trạng thái ổn định.

1.4 Giảm cholesterol trong máu

Cholesterol trong máu cao gây ra những mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mướp đắng được mệnh danh là “sát thủ của chất béo” vì khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu vô cùng hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ mướp đắng làm giảm đáng kể cholestorol toàn phần và cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và các cơn đau tim.

2. Đối tượng cần thận trọng khi ăn mướp đắng

2.1 Phụ nữ mang thai và cho con bú

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Do một số thành phần trong mướp đắng có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung, dẫn đến tình trạng xuất huyết, và gây sẩy thai hoặc sinh non. Hơn nữa, mướp đắng còn có thể gây đột biến gen, do đó, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai 3 tháng đầu.

Ngoài ra, trong mướp đắng có một số chất gây độc tính nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ. Độc tính này tuy không gây ảnh hưởng cho người lớn, nhưng có thể gây nhiều vấn đề với trẻ em. Do đó, phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn mướp đắng.

2.2 Người bị hạ huyết áp

Mướp đắng chứa charantin, vicine và một hợp chất giống insulin được gọi là polypeptide-P làm tăng khả năng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin dẫn đến hạ đường huyết. Đồng thời, mướp đắng cũng ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của enzym hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu, gây hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng.

2.3 Người gặp vấn đề về tiêu hóa

Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều mướp đắng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải dẫn đến các bệnh về dạ dày. Mặt khác, những người mắc bệnh về gan thận cũng hạn chế ăn mướp đắng do có thể bị khó tiêu, đầy hơi.

2.4 Sau phẫu thuật

Các chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực, bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của trái mướp đắng và sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhằm mang lại một sức khỏe tốt.

“Nguồn: suckhoedoisong”

Xem thêm:

TIN LIÊN QUAN

ORGANIC LÀ GÌ VÀ TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN DINH DƯỠNG ORGANIC? – Organic Gold

kienthuc

Bột ngũ cốc giảm cân bí quyết giảm cân bằng ngũ cốc cho chị em

kienthuc

5 chất dinh dưỡng cần thiết cho chế độ ăn uống cân bằng mùa đông

kienthuc