Mục lục
Loãng xương nên ăn gì và kiêng gì?
Loãng xương hay còn gọi là giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương bị mỏng dần, mật độ xương thấp khiến xương trở nên giòn hơn và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ, thường gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Loãng xương xảy ra do sự mất cân bằng giữa qua trình tạo xương và tiêu xương với các triệu chứng không rõ ràng. Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau khi bệnh một thời gian dài. Bệnh loãng xương tiến triển chậm trong vài năm và thường chỉ được phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương hay khi người bệnh bị té ngã, va chạm hoặc gãy xương đột ngột.
Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh sớm, người nhẹ cân, ít luyện tập thể dục, chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D, những người dùng corticoid, thuốc chống động kinh kéo dài.
Nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây sẽ đem lại cho bạn một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, có thể hỗ trợ trong việc phục hồi các tổn thương ở xương, hạn chế sự sự phát triển của bệnh.
1. Người bệnh loãng xương nên ăn gì?
1.1 Cá mòi
Một số nhà nghiên cứu đã chia sẻ rằng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở Nhật Bản thấp hơn Mỹ mặc dù người Nhật tiêu thụ sữa ít hơn nhiều so với người Mỹ. Nguyên nhân là do mức tiêu thụ cá ở Nhật Bản và các nước Châu Á khác cao hơn Mỹ. Tạp chí Nutrients năm 2010 có báo cáo rằng, cá mòi là một trong những nguồn cung cấp vitamin D3 tốt nhất.
Cá mòi rất giàu canxi và vitamin D. Vitamin D làm tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, trong khi đó, canxi là yếu tố giúp xương chắc khỏe hơn.
Nồng độ homocysteine trong máu tăng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng loãng xương phát triển nhanh chóng, dẫn đến tổn thương xương. Cá mòi cũng chứa một lượng lớn vitamin B12, là một trong những vitamin B cần thiết để chuyển hóa homocysteine, đảm bảo lượng homocysteine trong cơ thể thấp.
Ngoài ra, cá mòi cũng có chứa chất béo omega 3 góp phần tăng cường sức khỏe xương, giúp mật độ xương tăng và hỗ trợ phục hồi sau loãng xương.
1.2 Sữa và sữa chua
Sữa và sữa chua chứa một lượng uelớn canxi, vitamin và khoáng chất rất tốt nhất cho xương, đồng thời đây là nhóm thực phẩm đầu tiên các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng ở người loãng xương. Uống sữa ở độ tuổi trưởng thành cũng giúp bạn phòng ngừa một số tình trạng gây yếu xương.
Sữa chua là một sản phẩm lên men, hoạt động như một chất trung hòa acid và không có tác dụng đào thải canxi. Bạn có thể sử dụng sữa chua nguyên chất không béo hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh di truy không nên uống sữa nếu bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose.
1.3 Phô mai
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loãng xương là do cơ thể thiếu canxi. Phô mai chứa magiê, canxi, phospho, vitamin B, vitamin D, là các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương ở những người mắc bệnh này. 2.5 gram phô mai cung cấp khoảng 200 mg canxi. Do đó bổ sung phô mai vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp củng cố xương, làm tăng mật độ xương và góp phần phục hồi sau loãng xương.
1.4 Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm lý tưởng giúp ngăn ngừa loãng xương. Trứng có chứa nhiều vitamin, selen, folate, canxi là những thành phần hỗ trợ tốt cho hệ xương; đặc biệt lòng đỏ trứng là một nguồn cung cấp các vitamin tan trong dầu như vitamin D, A, E và K. Đây là những thành phần giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của xương, đặc biệt có thể làm cho tóc và móng khỏe mạnh.
1.5 Rau xanh
Sức khỏe xương dựa vào sự cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên dù các loại rau có màu xanh đậm, như rau bina, cải bẹ xanh, rau cải xoăn…, có hàm lượng canxi thấp, nhưng đó là một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cần thiết để phục hồi sức khỏe xương.
Rau xanh cũng chứa các chất chống oxy hóa, vitamin C và vitamin K. Do đó, tiêu thụ ít nhất ba loại rau lá xanh đậm khác nhau mỗi ngày có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương, phòng ngừa loãng xương và tăng cường hệ miễn dịch.
2. Người bệnh loãng xương nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm người bệnh loãng xương nên ăn thì cũng có một danh sách các thực phẩm bạn nên tránh bởi đây chính là những thực phẩm làm giảm sự hấp thu canxi hoặc đẩy canxi ra khỏi cơ thể.
2.1 Thực phẩm chứa nhiều acid
Theo các chuyên gia y tế, nồng độ acid trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như sỏi thận, ung thư, tăng huyết áp, tim, đột qụy,… Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng nồng độ acid cao cũng có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương. Bánh ngọt, bánh quy, bắp, bột mỳ, các loại thịt,… là những thực phẩm có tính acid, đồng thời cũng chứa nhiều nguyên tố clo, lưu huỳnh, phospho, sau quá trình chuyển hóa vẫn mang tính acid cao gây hại cho xương. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm này nếu đang bị loãng xương.
2.2 Thực phẩm nhiều muối
Dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, ví dụ như đồ ăn chế biến sẵn, các loại gia vị có thể là nguyên nhân khiến xương trở nên giòn và yếu. Do đó, để tăng độ vững chắc cho xương, bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều muối, ví dụ như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích và một số loại thực phẩm đóng hộp, đồng thời tăng cường bổ sung canxi mỗi ngày.
2.3 Rượu, cafe, và các chất kích thích
Uống quá nhiều hoặc lạm dụng rượu và cafe sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và giảm khả năng sử dụng canxi của cơ thể, làm suy giảm sức khỏe xương, khiến xương dễ gãy hơn. Theo báo cáo trong các nghiên cứu ở châu Âu, Bắc Mỹ và ở Úc đều cho thấy một người uống rượu trên 20g/ngày (tương đương 250ml/ngày) sẽ bị tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là cách để tăng cường sức khỏe xương. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm căng thẳng, phòng các bệnh tuổi già. Ngoài ra, bạn nên tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương và Khám xương định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
“Nguồn: benhviemkhop”
Xem thêm: