Sau đây là 6 nhóm thuốc bạn cần có tại nhà, đề phòng cho nguy cơ thành F0 bất cứ lúc nào
Trước tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp, kèm theo nguy cơ cho đợt tấn công mới của biến thể Omicron, ta sẽ có khả năng trở thành F0 bất cứ lúc nào. Để không trở nên bị động trong công tác phòng, chống dịch, ta hãy chủ động chuẩn bị các loại thuốc sau đây tại nhà theo lời khuyên của các bác sĩ.
Hiện tại, vẫn chưa thể đánh giá được tình hình kiểm soát dịch bệnh có đang khả quan hay không, vì hiện tại, trên các địa bàn ở Hà Nội nói riêng vẫn đang ghi nhận gần 2.000 ca nhiễm mỗi ngày, trong đó có hàng trăm F0 do lây nhiễm cộng đồng. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan vì bản thân sẽ có khả năng trở thành F0 bất cứ lúc nào.
Các bác sĩ đang thực hiện công tác phòng chống dịch đã có những chia sẻ, lời khuyên cho mọi người trong việc nên chuẩn bị các loại thuốc nào tại nhà để phòng ngừa các trường hợp lây nhiễm. Tuy nhiên, đội ngũ bác sĩ cũng khẳng định, thuốc chính là con dao hai lưỡi, hãy dùng thuốc thông minh. Khi không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào, bạn không nên uống thuốc.
6 loại thuốc được bác sĩ gợi ý chuẩn bị cho trường hợp có F0 tại nhà
1. Thuốc hạ sốt (dành cho cả người lớn và trẻ em)
Loại thuốc cần có: thường nên dùng loại acetaminophen, hay quen thuộc hơn là paracetamol.
Dạng thuốc: có thể dùng theo dạng viên uống, đặt hậu môn, gói bột pha nước,…tùy vào từng lứa tuổi
Liều lượng: thường sẽ uống theo cân nặng của mỗi người, cứ 10 – 15mg cho một kg cân nặng. Ví dụ: người có cân nặng 50kg nên thì uống một viên 500mg, nếu người 75kg có thể dùng 2 viên 500mg.
Thời điểm uống: nên uống cách nhau tầm từ 4 – 6 tiếng, một ngày tối đa 5 lần.
|
Lưu ý: các bác sĩ khuyến nghị không nên uống paracetamol nếu không có triệu chứng của sốt, chỉ nên uống khi cơ thể nhiệt độ trên 38 độ C (Ảnh: Internet) |
2. Thuốc xịt/ rửa mũi, họng, thuốc nhỏ mắt
Thời gian sử dụng: tối thiểu 3 lần mỗi ngày, có thể thực hiện tối đa 5 – 6 lần.
|
Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì có thể gây tổn thương cổ họng (Ảnh: Internet) |
3. Thuốc chống dị ứng
Loại thuốc: dạng thuốc chống dị ứng phổ biến có tên gốc là loratadin hoặc desloratadine. Loại thuốc này có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc.
4. Thuốc dự phòng cho việc điều trị đau dạ dày
Thời điểm uống: nên dùng khi xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày, nhưng không quá nghiêm trọng để đi bệnh viện. Loại thuốc này dùng để dự phòng cho những F0 có sẵn bệnh đau dạ dày, có thể xuất hiện mỗi khi căng thẳng trong giai đoạn cách ly bệnh.
5. Nhóm thuốc kháng viêm và chống đông
Loại thuốc kháng viêm: các bác sĩ khuyên nên ưu tiên mua các loai thuốc như dexamethasone, hoặc có thể thay thế bằng methylprednisolone, hoặc prednisolone.
Loại thuốc chống đông: là các loại thuốc như rivaroxaban, apixaban, dabigatran.
Lưu ý: bạn không nên dùng nhóm thuốc này khi chưa có biểu hiện của suy hô hấp (như nhịp thở trên 25 lần/phút, tức ngực, khó thở, không thể nói quá nhiều, Sp02 dưới 95%)
6. Nhóm thuốc đa sinh tố cung cấp vitamin
Nhóm thuốc bổ (hay còn gọi multi-vitamin, đa sinh tố) chỉ có thể dùng khi chế độ ăn không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp bổ sung các chất thiếu hụt trong cơ thể, và bổ sung miễn dịch cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung nhiều kẽm, sắt, canxi dưới dạng uống siro hoặc dạng kẹo nhai để dễ dùng hơn,
3 nhóm gói thuốc được chỉ định dành cho F0 điều trị tại nhà
1. Nhóm thuốc A: bao gồm các loại thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng
Hướng dẫn sử dụng:
– Paracetamol 500mg: Hãy uống trước 1 viên khi có dấu hiệu sốt cao bằng hoặc trên 38 độ C.
– Vitamin tổng hợp: Uống 1 viên/ lần/ ngày
– Vitamin C: sáng – tối, mỗi buổi 1 viên.
2. Nhóm thuốc B: thuốc kháng viêm và chống đông
Hướng dẫn sử dụng: đây là dạng thuốc kháng viêm và chống đông được chỉ định chỉ dùng trong tình huống đặc biệt, đó là khi bệnh nhân cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần / phút, và nồng độ SpO2 thấp hơn 96%), nếu gặp các trường hợp này, cần phải liên hệ ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu được bác sĩ cho phép sau khi nắm rõ được tình trạng của người bệnh và có thông tin cần chuyển viện, bạn nên cho người bệnh uống một viên trước khi nhập viện.
Dexamethasone: 0,5mg x 12 viên uống 1 lần (12 viên tương đương 06mg)
Hoặc Methylprednisolone: 16mg x 01 viên uống
Rivaroxaban: 10mg x 01 viên uống
Hoặc Apixaban: 2,5mg x 01 viên uống
Hoặc Dabigatran: 220mg x 01 viên uống
Lưu ý: KHÔNG sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người đang mắc một trong những bệnh sau đây: suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, đường tiết niệu và các bệnh lý gây chảy máu khác.
3. Nhóm thuốc C: thuốc kháng virus
Loại thuốc và hướng dẫn sử dụng:
Molnupiravir: Viên 200mg hoặc 400mg, uống ngày 2 lần – sáng 800mg, chiều 800mg, cứ như vậy liên tục trong 5 ngày.
Hoặc Favipiravir: Viên 200mg. Ngày 1600mg/ lần x 2 lần/ ngày. Các ngày về sau giảm xuống còn 600mg/ lần x 2 lần/ ngày, uống trong vòng từ 7 – 14 ngày.
Lưu ý: KHÔNG sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Sau đây là 6 nhóm thuốc dành cho F0 điều trị tại nhà đã được các bác sĩ khuyên mọi người nên mua đề điều trị, phòng cho trường hợp gặp nguy cơ lây nhiễm cao. Khi thời điểm dịch bệnh vẫn còn đang nghiêm trọng như hiện tại, việc tự bảo vệ chính bản thân và gia đình mình là điều vô cùng cần thiết.
xem thêm: F1 có nguy cơ thành F0 hay không
Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE
“Nguồn: Tổng hợp từ Internet”