Những lý do khiến trẻ có thói quen nói dối bạn

Trẻ nói dối

Trẻ nói dối: đây là những lý do khiến trẻ có thói quen nói dối bạn

Khó có thể có ai có thể dám chắc chắn rằng bản thân họ chưa từng nói dối lần nào. Mỗi người trong chúng ta vẫn biết là bản thân mình đang nói dối mỗi ngày. Các bậc cha mẹ không khuyến khích con của mình nói dối, ấy vậy mà có những lúc cha mẹ vô tình nói dối con mà chúng không biết. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đưa ra những giải quyết thông minh cho vấn đề này.

1. Nguyên nhân từ phía cha mẹ

Khi phát hiện con nói dối không ít phụ huynh băn khoăn và tự hỏi rằng con mình biết nói đối từ khi nào. Trong những trường hợp này nhiều cha mẹ đã vội vàng phạt bé ngay, các cha mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu để tìm cách khắc phục tốt nhất

2. Luôn phạt con khi nói dối nhưng cũng không khuyến khích con nói thật

Các bậc cha mẹ ở Việt Nam thì luôn luôn phạt con hơn là khen hoặc khuyến khích. Các cha mẹ luôn la mắng, thậm chí quát vào mặt con khi chúng làm những điều không đúng. Có thể tình trạng các con luôn sợ hãi khi chúng làm sai mà dẫn đến trường hợp chúng luôn nói dối, để không bị cha mẹ la mắng.

Trẻ nói dối
Trẻ nói dối

3. Phản ứng thái quá về những sai lầm của con

Thông thường thì các cha mẹ luôn có cảm xúc thái hóa về những sai lầm của con, rất có thể con sẽ luôn nói dối bạn. Các cha mẹ luôn nên kiềm chế cảm xúc, tránh mất kiểm soát và tránh làm con sợ mà xa cách bạn nhiều hơn.

4. Giúp con trốn tránh sai lầm của chúng

Nhiều cha mẹ luôn nghĩ rằng con mình còn nhỏ thì mọi người xung quanh nên cho là con mình đúng, để con được vui vẻ. Chính vì thế họ không hề bắt con họ phải chịu trách nhiệm về những sai lầm mà con gây ra. Thậm chí,  các cha mẹ còn cười đùa, thay vì có một hình phạt thích đáng hay là có hành động răng đe về sai lầm của con. Dẫn đến nhiều trường hợp trẻ ỷ lại mình luôn đúng mà không còn tôn trọng những người xung quanh. Điều này, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này của con.

5. Luôn trách móc, so sánh con với các bạn khác

Các ông bố bà mẹ ở Việt Nam luôn có câu cửa miệng khi la mắng con là: “Ra mà xem con nhà người ta…..”. Luôn so sánh con của mình với con của những người khác, có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và lòng tự trọng của con. Chính vì thế, các con có tâm lý sợ cha mẹ la mắng dẫn đến chúng tập dần thói quen nói dối, dần dần chúng sẽ thành thói quen khó bỏ. Nhiều bác sĩ tâm lý cho rằng: Các bậc cha mẹ nên hạn chế  tối đa những so sánh con mình với những cụm từ mang tính so sánh con như vậy.

6. Luôn mong đợi sự hoàn hảo từ con

Vấn đề này khá là bình thường với các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình hoàn hảo, luôn kỳ vọng những điều tốt nhất sẽ đến với con. Thế nhưng, kỳ vọng quá nhiều có thể dẫn đến trường hợp con bị ngộp, đôi khi cũng sẽ làm con mệt mỏi và tìm cách nói dối cha mẹ. Các cha mẹ luôn cần phải nhận thức được rằng trẻ em không thể hoàn hảo về tất cả mọi thứ. Do vậy cha mẹ hãy luôn để trẻ được tự do để trẻ thỏa sức khám phá những gì chúng muốn

7. Nguyên nhân về phía trẻ

7.1 Trẻ sợ cha mẹ phạt

Nhiều bé biết được nói dối rất xấu nhưng đa số các bé còn sợ bị nhận hình phạt hơn. Các cha mẹ hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân mà bé nói dối và có lẽ cha mẹ nên giảm hình phạt của con khi con nói ra nguyên nhân, để làm giảm nỗi sợ của con khi con bị phạt

7.2 Nói dối vì không muốn làm bạn buồn

Đôi khi, bé yêu của bạn nói dối chỉ vì không muốn từ chối hoặc làm các bạn của chúng khó chịu. Bạn cần phải xem lại thái độ của bạn trước những sai lầm của con, làm tâm trạng của con thoải mái hơn, không còn sợ bạn không muốn chơi với con. Điều này cũng sẽ làm cho con và bạn hiểu nhau nhiều hơn

7.3 Con cho rằng nói dối là lịch sự

Sự ngây ngô của trẻ có thể nghĩ rằng nói dối là đúng, nói dối là lịch sự, làm chúng luôn muốn nói dối nhiều lần để trở thành một người lịch sự. Các cha mẹ nên xem xét tất cả trường hợp mà bé nói dối. Sau đó, hãy phân tích cho chúng hiểu nói dối không phải là lịch sự mà nói dối rất là xấu, để cho các bé hiểu. Đừng la mắng, hay tránh móc trẻ, làm trẻ sợ.

8. Cha mẹ nên làm gì khi con nói dối

8.1 Bình tĩnh

Vấn đề đầu tiên mà cha mẹ cần làm đó là hãy bình tĩnh. Không cha mẹ nào muốn con nói dối nhưng các cha mẹ hãy bình tĩnh, cha và mẹ cùng nhau tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Cha mẹ cùng nhau nói cho con hiểu nói dối là rất xấu, nói cho con hiểu về vấn đề trung thực. Bé ngày càng lớn thì sẽ càng dễ dàng nghe và hiểu những gì bạn nói nhiều hơn

8.2 Hãy cho con giải thích

Có thể con nói dối chỉ vì một lý do nào đó, có thể chấp nhận được. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy thất bại nhưng hãy đáp lại con bằng cách bình tĩnh, nghiêm túc. Hãy cho con biết rằng, cha mẹ sẽ rất không vui về việc nói dối này của con. Cũng có thể cha mẹ cũng phải hiểu rằng đôi khi con nói dối chỉ vì muốn tự vệ, chứ không muốn làm cha mẹ buồn.

8.3 Giúp con hiểu nói dối là sai, là xấu

Rất nhiều cha mẹ lúc nào cũng ngăn chặn việc con nói dối nhưng cũng sẽ có lúc con học được từ những người xung quanh và bắt đầu nói dối. Khi phát hiện con nói dối, cha mẹ nên thẳng thắn, nghiêm túc nói với con về vấn đề này. Sau đó hãy cho con thời gian để tiếp thu hết những gì bạn nói

Tóm lại, đối với việc con hay nói dối, đầu tiên bạn cần phải thật bình tĩnh, cùng nhau tìm ra nguyên nhân để có xu hướng giải quyết tốt nhất. Cha mẹ cần dành ra nhiều thời gian để quan tâm con nhiều hơn, tâm sự cùng con mỗi ngày để tìm ra những sự thay đổi của con.

xem thêm: dạy con nói dối có tốt không?

“Nguồn: vietnamnet”

Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE

TIN LIÊN QUAN

5 thực phẩm giúp con cao lớn hơn

kienthuc

Trẻ dậy thì sớm là như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào?

kienthuc

3 Mẹo xử lý khi bé không chịu ăn rau xanh

kienthuc