Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình – Bác sĩ Phục hồi chức năng – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Tái tạo dây chằng chéo trước là phương pháp phẫu thuật tối ưu nhất hiện nay đối với những bệnh nhân tổn thương dây chằng chéo trước, phương pháp này không gây đau đớn cho bệnh nhân, thời gian phẫu thuật và hồi phục sau đó tương đối ngắn. Tuy nhiên, để có thể đi lại một cách dễ dàng hơn thì bệnh nhân cần được tập phục hồi chức năng.
Mục lục
- 1. Dây chằng chéo trước là gì?
- 2. Tái tạo dây chằng chéo trước
- 3. Phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước
- 3.1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng
- 3.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
- 3.2.1. Ngày 1 sau phẫu thuật
- 3.2.2. Ngày 2 sau phẫu thuật
- 3.2.3. Ngày 3 sau phẫu thuật
- 3.2.4. Sau 1 tuần sau phẫu thuật
- 3.2.5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4
- 3.2.6. Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6
- 3.2.7. Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10
- 3.2.8. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16
- 3.2.9. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6
- 3.2.10. Tháng thứ 7
- 3.3 Các điều trị khác
1. Dây chằng chéo trước là gì?
Trong các khớp của cơ thể thì khớp gối là một trong những khớp lớn, giữ chức năng cực kỳ quan trọng trong việc đi lại của phần chi dưới. Để khớp gối được giữ vững thì cần có một hệ thống những dây chằng, bao khớp, tổ chức sụn chêm cũng như hệ thống cơ bọc quanh khớp gối. Trong đó, dây chằng chéo trước đóng vai trò giữ xương chày và giúp xương chày không bị trượt quá xa ra phía trước so với trục của thân xương đùi và xương chày khi cơ thể vận động đi lại. Ngoài ra, dây chằng chéo trước còn giúp chống lại sự xoay trong của xương chày đối với xương đùi.
Trong cuộc sống, do những vận động đi lại mạnh, các loại chấn thương thể thao hay có thể là tai nạn giao thông đã làm tổn thương dây chằng chéo trước. Lúc này, có thể dây chằng chéo trước bị đứt rời khiến cho xương chày trượt xa ra phía trước so với xương đùi và hệ thống khớp gối mất vững làm cho bệnh nhân đi lại rất khó khăn và đau.
Ngoài ra, khi dây chằng chéo trước bị đứt thì những vận động xoay và vặn xoắn của khớp gối sẽ không được bảo vệ như trước nữa. Tình trạng lỏng khớp này nếu không được phát hiện và xử lý sớm thì sẽ khiến cho một số vấn đề tổn thương phần mềm quanh khớp gối xảy ra như rách sụn chêm, giãn dây chằng hoặc thoái hóa khớp. Vì vậy, để điều trị đứt dây chằng chéo trước thì tái tạo dây chằng chéo trước là một lựa chọn điều trị được áp dụng nhiều nhất hiện nay, cho hiệu quả điều trị cao trong thời gian rất ngắn.
2. Tái tạo dây chằng chéo trước
Những bệnh nhân có dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước thì sẽ được thăm khám lâm sàng và có chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp gối để đánh giá tổn thương dây chằng. Trong trường hợp tổn thương dây chằng chéo trước không toàn hoàn thì bệnh nhân sẽ được tư vấn tập phục hồi chức năng trong thời gian khoảng 1 tháng với những bài tập giúp khớp gối được vận động, tăng cơ lực, tập phối hợp với dụng cụ và sau đó đánh giá lại.
Mặt khác, nếu bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước toàn phần thể hiện trên phim MRI thì sẽ có chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước. Đây là một phương pháp phẫu thuật giúp dây chằng được phục hồi lại để khớp gối được giữ vững, bệnh nhân có thể vận động với biên độ bình thường, không bị lỏng khớp.
Tái tạo dây chằng chéo trước có thể được thực hiện theo cách mổ hở mở khớp truyền thống hoặc mổ nội soi. Tuy nhiên, mổ nội soi sẽ giúp cho quá trình phục hồi dây chằng chéo trước đạt hiệu quả cao hơn cũng như nhanh hơn so với phương pháp mổ hở. Tái tạo dây chằng chéo trước bằng mổ nội soi giúp biên độ vận động khớp gối quay về bình thường trong thời gian ngắn, giúp bệnh nhân vận động và đi lại được bình thường rất nhanh.
Chất liệu được dùng trong tái tạo dây chằng chéo trước phổ biến nhất hiện nay là chất liệu tự thân gồm mảnh ghép từ 1/3 giữa gân bánh chè và mảnh ghép gân cơ bán gân hoặc có khi được lấy cùng với gân cơ thon. Hiện nay thì mảnh ghép được lấy từ gân cơ bán gân cũng như gân cơ thon được sử dụng nhiều hơn so với mảnh ghép từ gân bánh chè vì nó cho hiệu quả vững chắc dây chằng chéo trước nhiều hơn, không gây ra tình trạng vỡ xương bánh chè hoặc yếu hệ thống duỗi gối.
Sau khi ghép mảnh ghép tự thân để tiến hành tái tạo dây chằng chéo trước thì dây chằng mới sẽ được hình thành sau khi trải qua quá trình lành mảnh ghép và biến đổi từ những mảnh ghép sang dây chằng thực thụ. Trong quá trình lành mảnh ghép, các sợi Collagen hình tế bào xương bắt đầu được hình thành trong những đường hầm xương trong khoảng 4 – 6 tuần sau khi phẫu thuật, trở nên chắc chắn trong khoảng 6 – 8 tháng sau phẫu thuật.
Sau đó, những mảnh ghép này sẽ biến đổi sinh học thành những tổ chức có tính chất giống như dây chằng chéo trước tự nhiên, và tiếp theo đó là những giai đoạn hoại tử vô mạch, sản sinh mạch máu tân tạo, tái cấu trúc và biệt hóa cấu trúc để trở thành dây chằng chéo trước thật sự với những tính chất như đàn hồi, giữ vững cho khớp gối… Toàn bộ quá trình hình thành dây chằng chéo trước sau phẫu thuật diễn ra một cách từ từ, mất khoảng 1 – 3 năm để có thể tạo thành tổ chức dây chằng chéo trước giống với tự nhiên.
3. Phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước
Bên cạnh tập phục hồi chức năng trước phẫu thuật để giảm sưng, đau, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phẫu thuật thì phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình cải thiện chức năng của dây chằng chéo trước cũng như mức độ vận động của khớp gối. Đây là phương pháp được áp dụng sớm trên bệnh nhân sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước nhằm giúp bệnh nhân có thể vận động trong biên độ bình thường, sức cơ được hồi phục và ngăn chặn những thương tật thứ phát như teo cơ, trong đó phổ biến nhất là teo cơ tứ đầu đùi gây cản trở rất nhiều cho sự vận động của chi dưới. Phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo trước giúp bảo vệ những mảnh ghép trong quá trình phục hồi và biến đổi sinh học trước khi tạo thành dây chừng thực thụ.
3.1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng
Mổ Ruột nội soi tái tạo dây chằng chéo trước được cho phép người bệnh tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật, khớp gối nhanh gọn lấy lại được biên độ hoạt động như trước phẫu thuật, sức cơ phục sinh, đồng thời tránh teo cơ đùi .
3.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
3.2.1. Ngày 1 sau phẫu thuật
- Tập di động xương bánh chè
- Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: tập dạng và khép chân, tập nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.
- Tập co cơ tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bàn chân
- Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối <60o
- Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.
- Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường.
3.2.2. Ngày 2 sau phẫu thuật
- Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất
- Mang nẹp: bệnh nhân có thể tập ngồi, tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng cơ thể.
- Sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
3.2.3. Ngày 3 sau phẫu thuật
- Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1, 2 với cường độ tăng dần.
- Tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do tại chân phẫu thuật.
- Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
3.2.4. Sau 1 tuần sau phẫu thuật
- Có thể gấp gối đến 90 độ.
- Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọng lượng.
- Nếu khớp gối sưng đau tăng lên, ngưng tập, chườm lạnh khớp gối.
- Mang nẹp cố định gối 4 tuần.Sử dụng nạng nách 4-6 tuần.
- Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.
3.2.5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4
- Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 120 độ.
- Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để tăng sức cơ tứ đầu đùi.
- Tập đứng dồn 100% trọng lượng lên chân phẫu thuật.
- Tập đạp xe đạp tại chỗ không có lực cản.
- Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ 90 đến 60 độ.
* Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.
3.2.6. Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6
- Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động của khớp.
- Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90 đến 40 độ và ngược lại, tốc độ tăng dần theo thời gian.
- Tập bước lên và bước xuống một bậc thang.
- Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chun khi khớp gối gấp 90 độ với trọng lượng tăng dần.
- Day mềm sẹo mổ, tập di động xương bánh chè.
3.2.7. Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10
- Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bình thường.
- Bỏ nẹp, tập đi bộ tích cực và tập dáng đi bình thường.
- Tập bước lên và bước xuống đến 2-3 bậc thang.
- Tập nhún đùi với tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăng dần.
- Tập chạy trên đường bằng phẳng.
3.2.8. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16
- Tăng cường các bài tập trên.
- Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
- Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường.
- Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàn toàn.
3.2.9. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6
- Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
- Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cực hơn.
3.2.10. Tháng thứ 7
Bắt đầu làm quen những môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ tương thích. Từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động giải trí nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và tranh tài thể thao thông thường .
3.3 Các điều trị khác
- Điều trị: Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường.
- Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫu thuật tại các Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
- Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun, tạ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với mạng lưới hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế văn minh cùng đội ngũ chuyên viên, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm tay nghề trong khám điều trị bệnh, người bệnh trọn vẹn hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn thương tái tạo dây chằng chéo trước tại Bệnh viện .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
xem thêm: có nên tập gym hay không
“Nguồn: tổng hợp từ Internet”
Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE