Mục lục
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm và các nguyên lý cơ bản của Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
2. Trình bày cách phân loại khuyết tật và đánh giá nhu cầu phục hồi của Tổ chức Y tế Thế giới trong điều tra khuyết tật tại cộng đồng.
3. Trình bày các bước tiến hành cũng như trách nhiệm của từng cấp trong triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
4. Trình bày phương pháp giảng dạy và tư vấn Phục hồi chức năng cho nhân viên y tế cộng đồng và gia đình người khuyết tật.
1. Các khái niệm chung về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
1.1. Sự thay đổi quan điểm trong cung cấp dịch vụ Phục hồi chức năng cho người khuyết tật
Dịch vụ Phục hồi chức năng đã xuất hiện tại các nước phát triển trên 100 năm nay và thường được các viện chuyên môn cung cấp. Trong vài thập kỷ gần đây, phong trào xã hội hoá công tác chăm sóc y tế đã tạo ra xu hướng hợp nhất các dịch vụ Phục hồi chức năng vào các dịch vụ xã hội. Do vậy, dịch vụ Phục hồi chức năng đã có nhiều thay đổi về quan điểm, nội dung và loại hình chăm sóc.
Quan điểm truyền thống coi Phục hồi chức năng như là một sự kết hợp của các liệu pháp điều trị và dịch vụ dành cho người khuyết tật trong một cơ sở chuyên môn, thường là dưới quyền của cơ quan y tế đã dần dần được thay thế bởi các chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Chương trình này tuy vẫn cung cấp các dịch vụ y tế, xã hội và giáo dục có chất lượng, nhưng đồng thời thu hút các cộng đồng, gia đình và giúp đỡ họ nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực của người khuyết tật vượt qua những ảnh hưởng của thiểu năng trong một môi trường xã hội bình thường.
Nhiều người khuyết tật cần được trợ giúp về kỹ thuật. Ở một số quốc gia, công nghệ cần để sản xuất những vật dụng như vậy đã phát triển tốt, và các thiết bị tinh vi đã được sản xuất để trợ giúp sự đi lại, giao tiếp và cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật. Tuy nhiên,
chi phí cho những thiết bị này cao nên chỉ có một số ít quốc gia có khả năng cung cấp miễn phí cho người khuyết tật. Nhiều người cần các thiết bị đơn giản hơn và rẻ tiền hơn, phù hợp với các phương pháp sản xuất địa phương, dễ áp dụng hơn với từng quốc gia, thích hợp hơn với các nhu cầu của hầu hết những người khuyết tật và có nhiều hơn cho họ để dùng. Số người cần sự chăm sóc trong các viện ngày càng ít đi so với dự kiến.
Thực tế cho thấy ngay cả những người bị khuyết tật nặng, trong một phạm vi lớn, vẫn có thể sống độc lập nếu như có những dịch vụ trợ giúp cần thiết. Do vậy, song song với vấn đề chuyển giao nhận thức về cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật, các kỹ thuật phục hồi (PH) và sản xuất dụng trợ giúp thích nghi cũng được hình thành và áp dụng để đáp ứng ứng với nhu cầu của đại đa số người khuyết tật, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) về CSSKBĐ cho mọi người.
1.2. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
1.2.1. Định nghĩa cộng đồng
Là những người sống và sinh hoạt với nhau tại một địa phương, đơn vị hành chính nhỏ nhất (cùng chia xẻ về phong tục, tập quán, dịch vụ, v.v )
1.2.2. Định nghĩa Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Là một biện pháp (chiến lược) nằm trong sự phát triển cộng đồng về phục hồi chức năng, bình đẳng về mọi cơ hội và hoà nhập xã hội của tất cả những người khuyết tật. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân người khuyết tật, gia đình họ và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp (Định nghĩa chính thức chung của ILO, UNESCO, WHO 1994).
1.2.3 Mục tiêu chính của chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
(1) Làm thay đổi nhận thức xã hội để xã hội chấp nhận người khuyết tật là thành viên bình đẳng trong xã hội.
(2) Trách nhiệm của cộng đồng là biến phục hồi chức năng thành một nhiệm vụ, một bộ phận của quá trình phát triển xã hội.
(3) Lôi kéo sự tham gia của chính người khuyết tật và gia đình vào quá trình phục hồi chức năng.
(4) Lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự giúp đỡ của tuyến trên.
(5) Sử dụng các kỹ thuật thích hợp để biến kiến thức và kỹ năng phục hồi chức năng áp dụng ngay tại cộng đồng.
1.2.4. Phân bố giữa nhu cầu PH và phân bố cán bộ PH hiện nay:
TCYTTG đã tính toán tỷ lệ người khuyết tật có thể phục hồi tại các tuyến như sau:
– Tuyến xã: 75 – 80% người khuyết tật có thể được phục hồi bằng các kỹ thuật thích
ứng.
– Tuyến huyện: 5 – 10%.
BM PHCNDVCĐ 2013
– Tuyến tỉnh: 5 – 10%.
– Tuyến trung ương: 2 – 5%.
Trong khi đó, phân bố cán bộ PH tại các tuyến theo chiều ngược lại như biểu đồ dưới đây:
Rõ ràng là biện pháp phát triển Phục hồi chức năng tại tuyến cơ sở (xã) là giải pháp duy nhất để cân bằng sự mất cân đối về cán bộ PH và đáp ứng với nhu cầu của đại đa số người khuyết tật. Vì mục đích, phương pháp tổ chức và cách tiến hành Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tương tự như công tác CSSKBĐ nên được lồng ghép chặt chẽ trong hệ thống này tại cộng đồng.
1.3 Các nguyên lý cơ bản về mặt lý luận của Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
1.3.1. Mức độ về nhu cầu cơ bản của con người Maslow:
Hình 1. So sánh phân bố nhu cầu PHCN và số lượng cán bộ PHCN
Hình 2. Sơ đồ Maslow
Phục hồi chức năng tại viện và các trung tâm chỉ đáp ứng được các nhu cầu 1 và 2. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đáp ứng được đầy đủ cả năm nhu cầu cơ bản của con người.
1.3.2. Các mức độ trong quan hệ giữa con người Dajani:
Hình 3. Sơ đồ Dajani
Phục hồi chức năng tại viện, các trung tâm chỉ đáp ứng được các nhu cầu 1, 2. Chỉ có phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng mới đáp ứng được đầy đủ 5 nhu cầu cơ bản của con người. Một trong những nguyên nhân gây nên khuyết tật là thái độ của cộng đồng đối với người khuyết tật. Theo nguyên lý này, mục đích đầu tiên của Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng chính là làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và xã hội đối với người khuyết tật, đảm bảo sự tham gia bình đẳng của họ vào mọi khía cạnh của đời sống.
1.4 Phân loại khuyết tật của TCYTTG và cách phát hiện nhu cầu cần PH
1.4.1 Phân loại khuyết tật của TCYTTG:
Trước đây phân loại khuyết tật của TCYTTG theo 3 mức độ: khiếm khuyết, giảm khả năng và khuyết tật (ICIDH). Hệ thống phân loại này có nhược điểm là không thể hiện được mặt tích cực sự tham gia hoạt động của người khuyết tật đồng thời cũng không chỉ ra được yếu tố môi trường làm hạn chế thực hiện hoạt động chức năng của họ.
Năm 2002 TCYTTG đã đưa ra một hệ thống phân loại mới về chức năng, khuyết tật và sức khoẻ (ICF). Hệ thống này khắc phục được các nhược điểm của hệ thống phân loại trước đây và giúp cho các nhà hoạch định dịch vụ Phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Bản thân hệ thống này đồng thời cũng loại bỏ được những hạn chế trong sử dụng thuật ngữ như khiếm khuyết và khuyết tật. Hệ thống này được chia làm hai phần chính, mỗi phần lại chia làm hai bộ phận như sau:
Phần 1 – Chức năng và khuyết tật (Functioning and Disability) bao gồm:
– Cấu trúc và chức năng cơ thể: Là sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của cơ thể mà theo một nghĩa tiêu cực là khiếm khuyết. Trong quá khứ, thay đổi khiếm khuyết là nền tảng của điều trị. Ngày nay người ta vẫn quan tâm đến khiếm khuyết, nhưng tập trung can thiệp chủ yếu là thực hiện chức năng.
– Hoạt động và sự tham gia: là sự thực hiện một nhiệm vụ hoặc một hoạt động của một cá nhân và sự tham gia của cá nhân đó vào các hoạt động xã hội. Các nhiệm vụ như đi lại, nói chuyện, làm vệ sinh cá nhân nằm trong mức độ này. Mặt tiêu cực của các khía cạnh này sẽ tạo nên hạn chế hoạt động và sự tham gia, có nghĩa là khuyết tật. Ngày nay mục tiêu can thiệp cuối cùng là giảm tối thiểu khuyết tật để cho phép người khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động xã hội như một thành viên đầy đủ theo khả năng cho phép.
Phần 2 – Các yếu tố hoàn cảnh (Environmental factors): Là các yếu tố về môi trường thể chất, xã hội và thái độ trong đó người khuyết tật sống và điều chỉnh cuộc sống của họ. Phần này bao gồm:
– Các yếu tố môi trường: Là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới thực hiện chức năng và khuyết tật. Các yếu tố này bao gồm các cấu trúc, dịch vụ, hệ thống và cách tiếp cận xã hội trong cộng đồng hoặc trong một nền văn hoá có tác động lên các cá thể sống trong đó. Các tác động này có thể là tạo thuận hoặc làm hạn chế đến thực hiện chức năng và khuyết tật. Mức độ này liên quan đến các yếu tố hoàn cảnh, bao gồm chi phí can thiệp, sự chấp nhận của các dịch vụ can thiệp như công nghệ trợ giúp và khả năng tiếp tiếp cận cho người khuyết tật.
– Các yếu tố con người: Là các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới thực hiện chức năng và khuyết tật. Các yếu tố này bao gồm môi trường trực tiếp như gia đình, trường học hoặc nơi làm việc. Bao gồm trong mức độ này là những đặc điểm thể chất và vật chất mà một cá thể phải đương đầu và quan hệ trực tiếp với người khác như người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người lạ. Can thiệp điều trị cần nhận thức rất rõ về môi trường trong đó các hoạt động được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Việc Phục hồi chức năng cân nhắc không chỉ việc đi lại mà còn giúp gia đình quyết định các phương tiện di chuyển phù hợp nhất. Sự chú trọng trước đây về cấu trúc và chức năng cơ thể và về khiếm khuyết không còn là cân nhắc chủ đạo trong cung cấp dịch vụ. Phân loại mới này cho phép chúng ta xem xét các tác động của một can thiệp lên chức năng và vai trò xã hội của một người khuyết tật.
Chúng ta muốn xem người khuyết tật đi lại không chỉ trong cơ sở điều trị mà còn ở nhà và tại
cơ sở chăm sóc. Những nghiên cứu trước đây hiếm khi tập trung vào vấn đề tham dự của
người khuyết tật nhưng ngày nay nhận thức tầm quan trọng của hậu quả tại cấp độ này đang
phát triển.
1.4.2. Các dạng khuyết tật và nhu cầu cần phục hồi:
Để dễ nhận biết và dễ thực hiện cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật chấp nhận tình trạng khuyết tật của mình và tăng cường khả năng hợp tác của người khuyết tật, người ta phân loại khuyết tật như sau:
– Người có khó khăn về vận động.
– Người có khó khăn về học hành.
– Người có khó khăn về nhìn.
– Người có khó khăn về nghe nói.
– Người có hành vi xa lạ.
– Người bị động kinh.
– Người bị mất cảm giác.
Người có hai khuyết tật trở nên gọi là đa tật.
Căn cứ vào các nhu cầu thiết yếu về chức năng và xã hội nhằm đảm bảo sự độc lập
trong sinh hoạt và trong cuộc sống của người khuyết tật, TCYTTG đã đưa ra 23 hoạt động cơ bản trong các lĩnh vực tự chăm sóc, vận động, giao tiếp, di chuyển, và hòa nhập xã hội. Các hoạt động này bao gồm:
– Tự chăm sóc: ăn uống, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, mặc quần áo, đại tiểu tiện
– Vận động: vận động chân, tay
– Giao tiếp: khả năng phát âm, hiểu người khác, người khác hiểu tiếng nói của người khuyết tật, diễn đạt nhu cầu, tình cảm
– Di chuyển: di chuyển trong nhà, quanh nhà, quanh làng (cộng đồng)
– Hòa nhập xã hội: được bú sữa mẹ, học hành, chơi với bạn bè, tham gia các hoạt động trong gia đình, tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội, tham gia lao động sản xuất có thu nhập
Sự thực hiện các hoạt động thiết yếu này được đánh giá ở ba mức độ:
– Mức 0: Người khuyết tật thực hiện được không cần trợ giúp.
– Mức 1: Người khuyết tật thực hiện được một phần.
– Mức 2: Người khuyết tật không thực hiện được, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
Nếu người khuyết tật được đánh giá là có bất kỳ hoạt động nào trong 23 hoạt động cơ bản này ở mức độ 1 và 2 thì người đó là người có nhu cầu cần phục hồi.
2. Các bước triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
2.1 Các bước triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Các bước triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được chia làm 8 bước như sau:
Bước 1: Chọn người theo dõi Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng địa phương.
Bước 2: Huấn luyện cho người theo dõi Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương.
Bước 3: Điều tra và đánh giá nhu cầu cần PHCN của người khuyết tật
Bước 4: Lập kế hoạch và tiến hành tập luyện/hướng dẫn thành viên gia đình tập luyện tại nhà cho người khuyết tật.
Bước 5: Tạo thuận lợi cho trẻ em khuyết tật đi học và người lớn khuyết tật được học hành.
Bước 6: Thu xếp dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống tự lập.
Bước 7: Chuẩn bị để người khuyết tật được hội nhập với các hoạt động của xã hội.
Bước 8: Kiểm tra sự tiến triển của chương trình, điều chỉnh, tổng kết, duy trì và mở rộng.
Để thực hiện 8 bước trên, chúng ta cần chia ra hai giai đoạn với các công việc sẽ được thực hiện như sau:
a. Giai đoạn1 – Triển khai chương trình: Gồm các công việc sau:
– Tổ chức hội thảo cho các đối tượng cán bộ lãnh đạo các ban ngành tỉnh/huyện và tập huấn cấp tỉnh/ huyện cho các bác sĩ, kỹ thuật viên VLTL, y sĩ và giáo viên về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
– Thành lập ban điều hành chương trình cấp tỉnh/ huyện (lồng nghép vào ban điều hành chương trình CSSKBĐ).
– Tổ chức hội thảo cho cán bộ lãnh đạo các ban ngành của xã và tập huấn cho nhân viên Phục hồi chức năng cộng đồng (nhân viên CSSKBĐ) bao gồm y tế đội, giáo viên, chữ thập đỏ về kỹ thuật phục hồi theo cuốn “Huấn luyện người khuyết tật tạ cộng đồng”.
– Nhân viên Phục hồi chức năng cộng đồng sau khi được tập huấn bắt đầu triển khai các hoạt động Phục hồi chức năngDVCN.
– Y sĩ xã thu thập và theo dõi và quản lý chương trình cùng với sự hỗ trợ chuyên môn của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng huyện và tỉnh.
b. Giai đoạn 2 – Duy trì chương trình: Tiếp tục duy trì một số hoạt động trong giai đoạn 1 và triển khai thêm các hoạt động sau:
– Phát triển hệ thống hồ sơ theo dõi, báo cáo về tiến độ thực hiện chương trình (theo các mẫu báo cáo do ban điều hành chương trình trung ương đề ra). Thường xuyên đánh giá lại và đặt kế hoạch bổ sung.
– Củng cố và nâng cấp các cơ sở tham vần chuyên môn như trạm y tế, khoa Phục hồi chức năng bệnh viện huyện và tỉnh.
– Tổ chức tập huấn và bổ túc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho các cán bộ y tế cộng đồng.
– Tạo thuận lợi để người khuyết tật hội nhập xã hội, có chất lượng cuộc sống tốt hơn như trẻ em được đi học, người lớn có việc làm thu nhập ổn định.
2.2 Phân cấp trách nhiệm trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
2.2.1. Trách nhiệm của thành viên gia đình và người khuyết tật:
– Báo cáo tình trạng khuyết tật cho nhân viên Phục hồi chức năng cộng đồng.
– Sử dụng tài liệu huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng.
– Thay đổi điều kiện trong nhà sao cho thích nghi với người khuyết tật.
– Tăng cường sự chấp nhận của người khuyết tật trong gia đình
2.2.2 Trách nhiệm của nhân viên Phục hồi chức năng cộng đồng (nhân viên CSSKBĐ):
2.2.3. Trách nhiệm của y sĩ, bác sĩ trạm y tế xã:
– Xử lý và tổng hợp kết quả điều tra theo mẫu “Mô hình khuyết tật”.
– Phân công khu vực phụ trách phục hồi chức năng cho các nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng (lên bản đồ phục hồi chức năng).
– Cung cấp phiếu đánh giá kết quả phục hồi của người khuyết tật tại cộng đồng cho nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng.
– Theo dõi việc ghi chép kết quả phục hồi của nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng vào phiếu đánh giá.
– Chuẩn bị nội dung và tổ chức họp giao ban phục hồi chức năng hàng tháng với các nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng.
– Lưu giữ mọi hồ sơ liên quan đến người khuyết tật tại địa phương.
– Liên hệ với tuyến trên để chuyển bệnh nhân hoặc hỗ trợ về chuyên môn cho nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng khi cần.
2.2.4 Trách nhiệm của y sĩ, bác sĩ, kỹ thuật viên y học phục hồi tuyến huyện, tỉnh và phòng
khám đa khoa khu vực:
– Tham gia quản lý và điều hành chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại địa phương. Giúp các nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
– Trực tiếp huấn luyện và kiểm tra về chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng cho các cán bộ địa phương.
– Tổ chức các lớip huấn luyện, giúp tuyến dưới những kỹ thuật mà họ chưa nắm được.
– Gửi những người khuyết tật cần phải điều trị ở tuyến cao hơn lên tuyến trên.
– Góp ý với địa phương tạo công ăn việc làm thích hợp cho người khuyết tật, trẻ em đến tuổi đi học được học hành như người bình thường.
2.2.5 Trách nhiệm của ban điều hành chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Phục hồi chức năng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Đơn vị trực tiếp quản lý ban điều hành Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được lồng ghép trong ban điều hành CSSKBĐ dưới sự lãnh đạo của UBND các cấp. Trách nhiệm của ban điều hành bao gồm:
– Điều hành chương trình phục hồi chức năng tại địa phương.
– Lôi kéo các ngành, các cấp và toàn thể cộng đồng cùng tham gia vào chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Tạo mọi điều kiện để người khuyết tật được tham gia hội nhập xã hội: trẻ em được đi học, người lớn có công ăn việc làm.
– Mở các lớp huấn luỵện cho cán bộ y tế cộng đồng hiểu biết các phương pháp huấn luyện và kỹ thuật phục hồi.
– Định kỳ tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tìm những ưu nhược điểm trong quá trình thực hiện nhằm đề ra phương hướng chiến lược và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể.
– Ngành y tế chụi trách nhiệm chủ động, tham mưu giúp chính quyền chỉ đạo phát triển
chương trình.
2.3 Các yếu tố để triển khai và duy trì chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:
Cũng giống như triển khai các chương trình y tế khác, để triển khai và duy trì chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần có đủ các yếu tố sau:
– Hình thành và duy trì hệ thống quản lý và điều hành chương trình
– Hướng dẫn thực hiện chương trình và kỹ thuật Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thông qua sử dụng cuốn “Huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng” của tổ chức Y tế Thế giới.
– Thiết kế cấu trúc dịch vụ Phục hồi chức năng phù hợp thông qua lồng ghép công tác Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vào hệ thống CSSKBĐ.
– Đào tạo và phát triển nhân lực thực hiện chương trình.
2.3.1. Hệ thống quản lý và điều hành chương trình:
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một chương trình xã hội hoá công tác Phục hồi chức năng cho người khuyết tật, do vậy việc thành lập một ban điều hành nhằm điều phốicác hoạt động của các chuyên ngành xã hội khác nhau theo một hướng nhất quán là điều không thể thiếu. Tham gia điều hành chương trình không phải chỉ có y tế mà còn nhiều ban ngành khác. Một ban điều hành chương trình thường bao gồm 7-9 thành viên là đại diện của
Uỷ ban nhân dân (UBND), y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên, hội chữ thập đỏ, thương binh xã hội trong đó Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. Cơ cấu và thành phần ban điều hành chương trình gần như tương tự ở các cấp. Ban điều hành chương trình thường được thành lập trước khi chương trình được triển khai tại địa phương. Chức năng và nhiệm vụ của ban điều hành đã được mô tả rất cụ thể trong phần trên.
Báo cáo hoạt động cũng như kế hoạch triển khai của chương trình thường được thông qua trong các phiên họp ban điều hành thường kỳ 6 tháng/ lần với ban điều hành chương trình cấp tỉnh, 3 tháng với cấp huyện và 1 tháng với cấp xã. Trong cuộc họp này, những vướng mắc trong thực hiện và triển khai công việc được chia sẻ nhằm có sự phối hợp với các ban ngành trong giải quyết các khó khăn đó.
Ví dụ, trẻ đã được Phục hồi chức năng tốt có thể đi lại và tự sinh hoạt được nhưng cô giáo không nhận, hoặc có trẻ chưa tự đi được rất mong muốn đi học nhưng chưa có xe lăn để đến lớp, hoặc một người lớn động kinh độ tuổi lao động rất khéo tay nhưng không kiếm được việc làm vì không ai muốn nhận Ban điều hành cấp xã/ phường nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp nhằm tạo mọi điều kiện để người khuyết tật được hoà nhập trong cộng đồng đó.
Các ban điều hành cấp trên (từ huyện trở nên) có nhiệm vụ chính là tạo hành lang pháp lý (thiết lập chính sách, chế độ, các quy định ) để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ và hoà nhập cho người khuyết tật. Nếu như giải quyết những vấn đề về xã hội của người khuyết tật là nhiệm vụ của cả ban điều hành chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thì việc thiết lập một hệ thống quản lý, giám sát, theo dõi, đánh giá chuyên môn về kết quả phục hồi là trách nhiệm chính của ngành y tế, trong đó vai trò của y tế cơ sở là quan trọng nhất.
Hệ thống này bao gồm hệ thống các tài liệu thống kê và các báo cáo về tình hình khuyết tật của địa phương, phân công nhân lực thực hiện và trách nhiệm của từng cá nhân. Việc duy trì một hệ thống báo cáo chính xác và đều đặn tại các cấp không những sẽ giúp cho việc quản lý tốt đối tượng khuyết tật mà còn góp phần làm tăng sự phối kết hợp về chuyên môn trong hệ thống ngành dọc. Quản lý dữ liệu về người khuyết tật trong cộng đồng tốt sẽ giúp cho công tác theo dõi những biến đổi trong mô hình khuyết tật của địa phương nhằm làm tốt công tác phòng ngừa khuyết tật.
2.3.2. Nội dung tài liệu “Huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng” của tổ chức Y tế Thế
giới:
Cuốn “Huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng” được tổ chức Y tế thế giới viết và áp dụng cho các nước đang phát triển nhằm phục vụ cho đại đa số người khuyết tật nằm tại các vùng nông thôn và những những vùng không thuận lợi tại các nước này. Cuốn sách cung cấp các kỹ thuật Phục hồi chức năng đơn giản và cách làm dụng cụ trợ giúp thích ứng có thể kiếm tại địa phương với ngôn ngữ và cách trình bày dễ hiểu. Nó được coi là cẩm nang của chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, được thiết kế theo từng chủ đề có thể tháo rời ra rất tiện sử dụng. Cuốn sách gồm hai phần chính:
a. Phần 1 – Các tài liệu dành cho cán bộ cộng đồng:
Phần này bao gồm các thông tin nhằm phát hiện người khuyết tật, cách giao tiếp với gia đình, cách giúp đỡ người khuyết tật hội nhập xã hội có công ăn việc làm và trẻ em khuyết tật được đi học.
– Tài liệu dành cho cán bộ địa phương theo dõi Phục hồi chức năng.
– Tài liệu dành cho cán bộ lãnh đạo cộng đồng.
– Tài liệu dành cho giáo viên phổ thông.
– Tài liệu dành cho người khuyết tật.
b. Phần 2 – Các tài liệu huấn luyện dành cho gia đình và người khuyết tật:
Phần này bao gồm các kỹ thuật và các bài tập đơn giản nhằm hướng dẫn gia đình và người khuyết tật cách xử trí với khuyết tật, cách chăm sóc và tự chăm sóc, cách làm các dụng cụ thích nghi đơn giản nhằm giúp tăng cường tối đa khả năng của người khuyết tật theo hướng càng độc lập càng tốt. Các tài liệu được phân theo 7 nhóm khuyết tật và một số tài liệu huấn luyện chung như sau:
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người khó khăn về nhìn:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
– Cách huấn luyện người khuyết tật tự chăm sóc bản thân.
– Cách huấn luyện người khuyết tật tự đi lại xung quanh.
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người có khó khăn về nghe và nói hoặc nói và vận động:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
– Cách huấn luyện giao tiếp cho trẻ có khó khăn về nghe và không nói được.
– Cách huấn luyện giao tiếp cho trẻ có khó khăn về nghe và vận động nhưng có thể nói được
– Cách huấn luyện người lớn có khó khăn về nghe nhưng có thể nói được
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người khó khăn về vận động:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
– Cách phòng ngừa biến dạng tay và chân của người khuyết tật.
– Cách phòng ngừa loét do đè ép trên da.
– Cách huấn luyện người người khuyết tật thay đổi tư thế khi nằm và ngồi dậy.
– Cách huấn luyện người người khuyết tật chuyển từ ngồi sang đứng.
– Cách huấn luyện người khuyết tật đi lại xung quanh.
– Cách huấn luyện người người khuyết tật tự chăm sóc bản thân.
– Cách huấn luyện một người đau lưng hoặc khớp làm các công việc hàng ngày.
– Các bài tập luyện cho tay và chân bị yếu, cứng khớp không đau.
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người khó khăn về vận động:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người lớn có hành vi xa lạ:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
– Cách huấn luyện người khuyết tật tự chăm sóc bản thân.
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người động kinh:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
Tài liệu huấn luyện cho thành viên gia đình người có khó khăn về học:
– Kiến thức về khuyết tật và những điều bạn có thể làm được.
– Cách huấn luyện trẻ có khó khăn về học tự chăm sóc bản thân.
– Cách huấn luyện người lớn có khó khăn về học tự chăm sóc bản thân.
Tài liệu huấn luyện chung:
– Nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cho trẻ khuyết tật.
– Hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ khuyết tật.
– Sự giáo dục ở nhà trường.
– Các hoạt động xã hội.
– Công việc trong gia đình.
– Vai trò việc làm
2.3.3. Hệ thống tổ chức Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng lồng ghép trong công tác CSSKBĐ:
xem thêm: có nên tập gym hay không
“Nguồn: ytemienbac”
Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE