Phục hồi chức năng vận động sau chấn thương gãy xương

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình – Bác sĩ Phục hồi chức năng – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chấn thương gãy xương do tai nạn lao động, chơi thể thao, tai nạn giao thông,… khá thường gặp trong sinh hoạt, lao động hằng ngày. Sau một thời gian bó bột, phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp đinh, người bệnh sẽ ít nhiều giảm khả năng vận động. Để sớm có được sự vận động bình thường, tránh biến dạng xương, người bệnh cần thực hiện phục hồi chức năng sau chấn thương.

1. Hậu quả do gãy xương gây ra

Tổn thương của bệnh nhân sau chấn thương rất đa dạng và phức tạp. Khi xương bị gãy, dập, không chỉ xương bị tổn thương mà các cơ, gân, dây chằng, phần mềm,… cũng bị tổn thương theo. Tùy theo mức độ tổn thương, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện bó bột hay mổ kết hợp xương bằng nẹp, đinh trong xương rồi khâu lại phần mềm bị rách, dập.

Trong suốt thời gian cố định xương để ổ gãy xương liền vững, người bệnh hầu như không có vận động ở vị trí bị tổn thương, dễ bị giảm cảm giác, có biểu hiện cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng vận động sinh hoạt. Thậm chí, có những trường hợp bệnh nhân gãy xương quá đau đớn nên không chịu vận động, dẫn đến tình trạng loét do tỳ đè lâu ngày hoặc thậm chí là nhiễm khuẩn hô hấp, tắc mạch chi, giảm phản xạ đại tiểu tiện… Đây là những biểu hiện hay gặp ở người già.

Do đó, sau chấn thương gãy xương, người bệnh cần phải tự giác kiên trì chịu đau để tập luyện phục hồi chức năng các khớp, duy trì sức cơ để tăng cường tuần hoàn máu, gia tăng chuyển hóa, thư giãn cơ, giảm đau, tăng tỷ lệ liền xương và sớm phục hồi chức năng vận động.

Phục hồi chức năng

2. Nguyên tắc hỗ trợ vật lý trị liệu phục hồi chức năng

  • Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương và liền các tổ chức phần mềm xung quanh;
  • Giảm đau, giảm sưng tấy, chống rối loạn tuần hoàn, chống dính khớp và ngăn ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ – hội chứng Sudeck);
  • Duy trì tầm vận động khớp và ngừa teo cơ;
  • Phục hồi chức năng cho các hoạt động tinh của bàn tay, chân sau một thời gian bất động.

3. Các phương pháp phục hồi chức năng sau chấn thương

3.1 Dùng nhiệt

  • Chườm lạnh: Tất cả các tổn thương mới do chấn thương đều có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Chườm lạnh nên áp dụng ngay sau khi chấn thương và kéo dài cho tới khi vùng chấn thương còn sưng, nóng hơn so với các vùng xung quanh. Tác dụng của chườm lạnh là giảm đau, giảm sung nề, thư dãn cơ giúp bệnh nhân đỡ khó chịu và mang lại lợi ích cho việc tập cử động chủ động;
  • Chườm nóng: Có tác dụng làm mềm các tổ chức, tăng cường máu đến vùng bị chấn thương. Chườm nóng trước và trong khi tập luyện có thể làm tăng khả năng phục hồi vận động các chi. Bệnh nhân có thể sử dụng túi chườm nước nóng, parafin chườm lên chỗ đau để luyện tập. Người bệnh cũng chú ý không được dùng nhiệt sóng ngắn cho toàn chi có đinh vì nẹp vít, vòng thép kim loại bị nóng lên có thể làm hỏng tổ chức và dễ gây viêm rò.

3.2 Tập vận động khớp

Khớp bị bất động quá lâu sẽ bị cứng do cơ bị co ngắn tại, bao khớp bị co rút, bao hoạt dịch tăng sản mỡ và sụn bị mỏng đi. Vì vậy, để phục hồi sau gãy xương, bệnh nhân cần chú ý tập cử động khớp nhằm bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng sẽ trở nên mềm mại hơn. Khi tập luyện, bệnh nhân thực hiện bài tập co duỗi khớp, tốc độ mỗi lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Người bệnh có thể tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

3.3 Tập đi

Các trường hợp gãy xương chi dưới có thể dùng nạng nách tập đi khi xương chưa liền. Ví dụ, để phục hồi sau gãy xương bàn chân, bệnh nhân nên sử dụng nạng gỗ, thanh ngang đầu trên nạng không tỳ vào nách mà để tựa vào bên lồng ngực, giữ dáng đi thẳng, 2 vai cân bằng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không cúi nhìn xuống chân. Khi tập bước đi có 3 điểm tựa, bệnh nhân không được tỳ hoặc chỉ được tỳ nhẹ lên chân đau, sau có thể tăng dần mức độ tỳ. 2 tay chống nạng ngay ngắn, 2 mũi nạng và bàn chân lành cần tạo thành hình tam giác. Khi đi chú ý đưa 2 nạng ra trước khoảng 10 – 30cm, lấy thăng bằng trên tay cầm, bước chân lành ra trước rồi bước chân đau ra sau.

Đến giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân có thể dùng gậy chống nếu xương đã gần liền vững. Người bệnh chú ý phải tập chống gậy bên chân lành, khi tập đi bước chân lành ra trước để sức nặng sẽ đồng thời tác động lên gậy chống và chân đau, tránh gây ảnh hưởng quá nhiều tới chân đau. Đồng thời, không nên dùng nạng kẹp nách vì dáng đi sau này cũng sẽ bị xấu. Đến thời kỳ xương liền vững, tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bệnh nhân nên bỏ gậy và tập đi như bình thường.

3.4 Các bài tập phục hồi sau gãy xương khác

  • Tập duy trì sức cơ: Bệnh nhân tập tăng sức căng của cơ hay còn gọi gồng cơ (giữ độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (khớp cử động, cơ co ngắn lại). Khi khớp cử động vẫn còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ;
  • Tập sinh hoạt thông thường: Bệnh nhân sau chấn thương gãy xương chi dưới nên tập làm quen các động tác trong sinh hoạt hằng ngày như lên xuống cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên,… Với người cần phục hồi chức năng sau gãy xương tay bàn tay nên tập nắm, mở bàn tay, tập cầm bút, đũa, vắt khăn, mặc và cởi quần áo, lật sách, lăn bóng, phủi bụi, tránh tình trạng tay bị cong, khoèo,… Khi không còn đau, không bị hạn chế cử động thì quá trình cử động mới đạt kết quả tốt. Thông thường, thời gian tập sinh hoạt kéo dài từ 6 tháng – 2 năm tùy mức độ thương tổn;
  • Massage: Nên massage thường xuyên ổ gãy xương liền khớp, chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay, không dùng các loại dầu cao, cồn hoặc thuốc xoa bóp để xoa vào các khớp vì như vậy dễ làm xơ cứng khớp và vôi hóa cạnh khớp. Đặc biệt, không được đắp thuốc lá vào các khớp vì sẽ làm cho khớp đó cứng hơn, khó vận động về sau.

Với những trường hợp gặp biến chứng cần theo dõi sát cao, cẩn thận. Các bài tập chỉ có thể được thực hiện khi các khớp xương thực sự ổn định. Các trường hợp bị biến chứng cần được điều trị trước khi bắt đầu các bài tập trên.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec là một trong số ít các Trung tâm đạt chuẩn FIFA trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center (Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học), Motion Analysis Lab (Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động) đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Về chuyên môn, Vinmec đã làm chủ kỹ thuật và tạo ra sự đột phá trong điều trị, với các kĩ thuật tiên tiến cá thể hóa trong điều trị như ánh xạ giải phẫu, phẫu thuật chính xác sử dụng Robot trong mổ, phục hồi chức năng và dinh dưỡng chuyên sâu … đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới. Chính vì vậy ngày 23/03/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức kí hợp tác cùng Vinmec nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dành cho các cầu thủ trong đội tuyển. Bên cạnh việc điều trị chấn thương phục vụ thi đấu, hợp tác giữa VFF và Vinmec còn bao gồm hoạt động nghiên cứu và đào tạo y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

xem thêm: Phục hồi chức năng gãy hai xương cẳng chân

“Nguồn: tổng hợp từ Internet”

TIN LIÊN QUAN

7 bài thuốc nam trị gai cột sống hiệu quả nhất quanh nhà

kienthuc

1 số Trị chứng thấp nhiệt ở người cao tuổi

kienthuc

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật rách chóp xoay khớp vai

kienthuc