Phục hồi chức năng COVID và hậu COVID-19

Phục hồi chức năng COVID và hậu COVID-19

Ngày 24/03/2022, Bệnh viện đầu ngành về Phục hồi chức năng chức tổ chức triển khai tập huấn qua zoom cho những bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng – kỹ thuật viên của những đơn vị chức năng màng lưới về Phục hồi chức năng COVID-19 và hậu COVID-19 .
Chia sẻ nội dung 1: Phục hồi chức năng COVID-19 và hậu COVID-19 là Ths.Bs. Trần Thị Quỳnh Nga – chuyên khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Tim Hà Nội, là một trong các tác giả tham gia biên soạn cuốn Chẩn đoán và điều trị COVID-19 Chủ biên là PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu và PGS.TS.BS. Hoàng Bùi Hải.
Chia sẻ nội dung 2: Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng điều trị hậu COVID là Ths.VLTL. Nguyễn Ngọc Minh – Bộ môn kỹ thuật phục hồi chức năng – Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Đang nghiên cứu sinh tại Bỉ
Ths.Bs. Trần Thị Quỳnh Nga nhấn mạnh về Hội chứng hậu COVID-19:

  • Định nghĩa Hội chứng hậu COVID-19:

+ Theo Viện Y tế và Chất lượng điều trị quốc gia đã phân chia tình trạng nhiễm COVID-19 thành ba giai đoạn:
– COVID-19 cấp tính (biểu hiện triệu chứng đến 4 tuần kể từ khi nhiễm COVID-19)
– COVID-19 tiến triển (triệu chứng của COVID-19 kéo dài từ 4 đến 12 tuần)
– Hội chứng hậu COVID-19 (triệu chứng tiếp tục kéo dài trên 12 tuần)
– Thuật ngữ “COVID-19 kéo dài” bao gồm cả COVID-19 tiến triển và hội chứng hậu COVID-19.
+ Theo CDC của Mỹ: Hội chứng hậu COVID-19 là các dấu hiệu và triệu chứng mới xuất hiện, hoặc đã có nhưng tiếp tục tiến triển sau khi nhiễm COVID-19 từ 4 tuần trở lên.

  • Dịch tễ học hội chứng hậu COVID-19:
Carfi và
cộng sự
Carvalho
-Schneider và
cộng sự
Chopra và
cộng sự
Huang và cộng sự
Địa điểm Ý Pháp Mỹ Trung Quốc
Cỡ mẫu 143 150 488 1733
Thời gian 2 tháng 2 tháng 2 tháng 6 tháng
Tỷ lệ 87,4% 66% 32.6% 76%

Các yếu tố nguy cơ và dự báo bệnh nhân có thể mắc hội chứng hậu COVID-19 bao gồm:

  • Tuổi trên 50
  • Bệnh lý nền: béo phì, hen phế quản, tim mạch …)
  • Mức độ nặng trong giai đoạn cấp: trên 5 triệu chứng trong tuần đầu tiên, phân độ bệnh nặng, cần điều trị tại ICU dài ngày, hỗ trợ thông khí cơ học).
  • Các bất thường về xét nghiệm: giảm bạch cầu lympho, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tăng các yếu tố viêm (CRP, IL-6, ferritin), tăng CK, D-dimer, troponin.
  • Sinh lý bệnh và triệu chứng:

+ Triệu chứng của Hội chứng hậu COVID có thể biểu hiện ở bất cứ hệ cơ quan nào của cơ thể, các triệu chứng có thể chồng lấp lẫn nhau, dao động và thay đổi theo thời gian.
+ Các triệu chứng phổ biến nhất:

  • Mệt mỏi (20-75%),
  • Khó thở (15-50%),
  • Suy giảm trí nhớ (34%),
  • Rối loạn giấc ngủ (30%),
  • Mất tập trung (28%),
  • Đau cơ (27%).
  • Phục hồi chức năng cho bệnh nhân hội chứng hậu COVID-19

Các vấn đề về phục hồi chức năng cần được hỗ trợ phụ thuộc  vào triệu chứng và hạn chế về chức năng của từng bệnh nhân, bao gồm:

  • Suy giảm hoạt động thể chất
  • Suy giảm chức năng hô hấp
  • Rối loạn nuốt
  • Suy giảm khả năng giao tiếp
  • Suy giảm nhận thức
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm lý
  • Hạn chế thực hiện các sinh hoạt hàng ngày

+ Hoạt động thể chất

  • Thời gian nhập viện hoặc cách ly kéo dài làm giảm đáng kể mức độ hoạt động trong giai đoạn này, dẫn đến yếu cơ, sức bền tập luyện thấp, suy nhược hoặc mệt mỏi, cùng với tổn thương các hệ cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh sau nhiễm COVID-19 dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân.
  • Các vấn đề liên quan đến hoạt động thể chất an toàn
  • Đợt cấp triệu chứng sau gắng sức (PESE) dùng bảng câu hỏi triệu chứng DePaul rút gọn được thiết kế để đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng của PESE trong thời gian 6 tháng ở bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mạn tính
  • Tình trạng suy giảm chức năng tim mạch: sử dụng các công cụ đánh giá như Physical Activity Readiness Questionnaire for Everyone

+ Các vấn đề liên quan đến hoạt động thể chất an toàn

  • Giảm độ bão hòa oxy khi gắng sức
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật: khó thở, đánh trống ngực, mệt mỏi, đau ngực, cảm thấy muốn ngất xỉu hoặc ngất có thể góp phần vào tình trạng không chịu đựng được luyện tập.

+ Các biện pháp can thiệp hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất trong hội chứng hậu COVID cần được tiếp cận một cách thận trọng và cảnh giác: WHO khuyến cáo: PHCN cho bệnh nhân COVID trong thời gian dài nên bao gồm việc giáo dục về tiếp tục các hoạt động hàng ngày một cách thận trọng, với tốc độ thích hợp an toàn và có thể kiểm soát được đối với mức năng lượng trong giới hạn của các triệu chứng hiện tại. Không nên gắng sức đến mức mệt mỏi hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng, cả trong và những ngày sau khi gắng sức.
Viện nghiên cứu y tế quốc gia (NIHR) đề xuất: “hoạt động thể chất điều chỉnh mức độ theo triệu chứng”, với hoạt động thể chất liên tục được theo dõi và điều chỉnh theo các triệu chứng của mỗi cá nhân.
Các biện pháp hiệu quả để hỗ trợ tự kiểm soát hoạt động thể chất cho bệnh nhân hội chứng hậu COVID bao gồm

  • Nhịp độ (hay quản lý hoạt động)
  • Quản lý nhịp tim

+ Ngoài ra còn các vấn đề khác như:

  • PHCN rối loạn nuốt
  • PHCN rối loạn giọng nói
  • PHCN suy giảm nhận thức
  • PHCN sức khỏe tâm thần
  • Hoạt động trị liệu

Ths.VLTL. Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ về Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng hậu COVID-19 với nguyên tắc PHCN là:
+ An toàn

  • PEM: đánh giá và theo dõi, HR-VAT
  • Tim mạch: loại ra và cẩn trọng!!!
  • SPO2: Theo dõi hoặc ngừng khi SPO2  giảm
  • Đánh giá dung nạp tư thế thẳng đứng

+ Lượng giá PHCN

  • Nên được thực hiện lúc đầu, sau 8 tuần, và sau 6 tháng (NICE, 2020)
  • Các lượng giá nên được lựa chọn dựa trên  triệu chứng
  • Khám xét chủ quan và tập trung vào triệu  chứng và mức độ chức nặng
  • Sub scale DePaul, EQ-5D-5L
  • Vấn đề tim mạch
  • Dấu sinh hiệu: RR, HR, BP, SPO2
  • Mẫu thở: Rối loạn mẫu thở
  • Đánh giá gắng sức: CPET, CST,1MSTS
  • Sức cơ: hô hấp + chi thể
  • Đánh giá són tiểu gắng sức

+ Chiến lược quản lý

  • Cá thể hóa chương trình can thiệp
  • Quản lý mệt mỏi – stop, rest, space, tự quản lý HR
  • Hô hấp: kiểm soát nhịp thở, gia tăng huy động thể tích, quản lý ho, gia  tăng sức mạnh cơ hô hấp.
  • Tim mạch: gia tăng sức khỏe tim mạch, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và nhịp tim

+ Các lưu ý

  • Dừng khi SPO2 giảm 5-10%
  • Chỉ tăng thời gian tập luyện từ 30s – 1 phút cho mỗi lần
  • Làm ấm và làm nguội phù hợp

Kết thúc buổi tập huấn với nhiều câu hỏi đã được giải đáp tương đối thỏa đáng của các báo cáo viên và chủ trì buổi tập huấn với mặt bệnh hoàn toàn mới – hội chứng hậu COVID-19.

Sau đây là một số hình ảnh buổi tập huấn qua zoom:



Ths.Bs.Lý Thị Lan Hương

Buổi tập huấn dưới sự chủ trì của PGS.TS.BS.Phạm Văn Minh – Giám đốc bệnh viện PHCN Hà Nội, Chủ nhiệm chuyên khoa đầu ngành PHCN của Thành phố Hà Nội, Trưởng Bộ môn PHCN – Trường ĐH Y Hà Nội và hơn 200 điểm cầu tham dự của các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Chia sẻ nội dung 1:

Phục hồi chức năng COVID-19 và hậu COVID-19 là Ths.Bs. Trần Thị Quỳnh Nga – chuyên khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Tim Hà Nội, là một trong các tác giả tham gia biên soạn cuốn Chẩn đoán và điều trị COVID-19 Chủ biên là PGS.TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu và PGS.TS.BS. Hoàng Bùi Hải.

Chia sẻ nội dung 2: Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng điều trị hậu COVID là Ths.VLTL. Nguyễn Ngọc Minh – Bộ môn kỹ thuật phục hồi chức năng – Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học – Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Đang nghiên cứu sinh tại BỉThs.Bs. Trần Thị Quỳnh Nga nhấn mạnh về Hội chứng hậu COVID-19:

+ Theo Viện Y tế và Chất lượng điều trị quốc gia đã phân chia tình trạng nhiễm COVID-19 thành ba giai đoạn:

– COVID-19 cấp tính (biểu hiện triệu chứng đến 4 tuần kể từ khi nhiễm COVID-19)- COVID-19 tiến triển (triệu chứng của COVID-19 kéo dài từ 4 đến 12 tuần)

– Hội chứng hậu COVID-19 (triệu chứng tiếp tục kéo dài trên 12 tuần)

– Thuật ngữ “COVID-19 kéo dài” bao gồm cả COVID-19 tiến triển và hội chứng hậu COVID-19.

+ Theo CDC của Mỹ: Hội chứng hậu COVID-19 là các dấu hiệu và triệu chứng mới xuất hiện, hoặc đã có nhưng tiếp tục tiến triển sau khi nhiễm COVID-19 từ 4 tuần trở lên.Các yếu tố nguy cơ và dự báo bệnh nhân có thể mắc hội chứng hậu COVID-19 bao gồm:

+ Triệu chứng của Hội chứng hậu COVID có thể biểu hiện ở bất cứ hệ cơ quan nào của cơ thể, các triệu chứng có thể chồng lấp lẫn nhau, dao động và thay đổi theo thời gian.

+ Các triệu chứng phổ biến nhất:Các vấn đề về phục hồi chức năng cần được hỗ trợ phụ thuộc vào triệu chứng và hạn chế về chức năng của từng bệnh nhân, bao gồm:

+ Hoạt động thể chất+ Các vấn đề liên quan đến hoạt động thể chất an toàn

+ Các biện pháp can thiệp hoạt động thể chất

Phục hồi chức năng

Hoạt động thể chất trong hội chứng hậu COVID cần được tiếp cận một cách thận trọng và cảnh giác: WHO khuyến cáo: PHCN cho bệnh nhân COVID trong thời gian dài nên bao gồm việc giáo dục về tiếp tục các hoạt động hàng ngày một cách thận trọng, với tốc độ thích hợp an toàn và có thể kiểm soát được đối với mức năng lượng trong giới hạn của các triệu chứng hiện tại. Không nên gắng sức đến mức mệt mỏi hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng, cả trong và những ngày sau khi gắng sức.

Viện nghiên cứu y tế quốc gia (NIHR) đề xuất: “hoạt động thể chất điều chỉnh mức độ theo triệu chứng”, với hoạt động thể chất liên tục được theo dõi và điều chỉnh theo các triệu chứng của mỗi cá nhân.Các biện pháp hiệu quả để hỗ trợ tự kiểm soát hoạt động thể chất cho bệnh nhân hội chứng hậu COVID bao gồm

+ Ngoài ra còn các vấn đề khác như:Ths.VLTL. Nguyễn Ngọc Minh chia sẻ về Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng hậu COVID-19 với nguyên tắc PHCN là:Kết thúc buổi tập huấn với nhiều câu hỏi đã được giải đáp tương đối thỏa đáng của các báo cáo viên và chủ trì buổi tập huấn với mặt bệnh hoàn toàn mới – hội chứng hậu COVID-19.Sau đây là một số hình ảnh buổi tập huấn qua zoom:

Xem thêm: Mách bạn 5 cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim hiệu quả

“Nguồn: tổng hợp từ Internet”

TIN LIÊN QUAN

Các bài tập phục hồi chức năng bàn tay, khớp khuỷu tay

kienthuc

ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ BẰNG NAM DƯỢC

kienthuc

10+ Phục hồi chức năng hội chứng đau vai gáy

kienthuc