3 ngộ nhận về thừa cân, béo phì mà không phải cha mẹ nào cũng biết

Chiều cao, cân nặng của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Hiện nay, mức sống ngày càng được nâng cao, trẻ được chăm bẵm tốt hơn, số trẻ em thừa dinh dưỡng cũng ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân chính là do cha mẹ có quan niệm chưa đúng về cân nặng và dinh dưỡng cho trẻ.

Như thế nào là béo phì?

Chiều cao, cân nặng, sự phát triển của trẻ luôn được cha mẹ quan tâm. Thế nhưng cân nặng như thế nào là chuẩn với mỗi độ tuổi, làm sao để đủ cân mà không phải gặp tình trạng béo phì?

Theo biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, nếu cân nặng và chiều cao của trẻ lớn hơn bách phân vị thứ 95 thì trẻ có cân nặng lớn so với chiều cao cơ thể, có nguy cơ béo phì. Cha mẹ có thể xác định tình trạng béo phì ở trẻ em theo BMI (chỉ số khối cơ thể), đây cũng là cách phổ biến nhất. Để tính được chỉ số này, chúng ta sẽ dựa vào công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao)x2 (m)

Sau khi tính được chỉ số BMI dựa vào công thức trên, chúng ta có thể so sánh với biểu đồ BMI của nam và BMI của nữ để nhận biết cơ thể trẻ đang ở mức độ nào.

  • Nếu nhỏ hơn 5: Suy dinh dưỡng
  • 5 đến 85: Bình thường
  • 85 đến 95: Thừa cân
  • Trên 95: Béo phì

Cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con qua biểu đồ tăng trưởng. Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng, cha mẹ có thể thấy được xu hướng phát triển của con mình để so với những trẻ cùng lứa tuổi.

Thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ vượt quá mức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam đang ở mức báo động, tặng gấp 2,2 lần so với năm trước. Tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%.

Qua những số liệu trên có thể thấy, tỉ lệ béo phì ở trẻ nhỏ đang dần tăng lên, đặc biệt là ở những thành phố lớn.

Cũng theo điều tra của Viện dinh dưỡng, phần lớn các bậc cha mẹ đều không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá không đúng về tầm quan trọng của sức khỏe đối với việc béo phì. Dưới đây là 3 ngộ nhận về thừa cân, béo phì ở trẻ em mà cha mẹ hay mắc phải.

1. Mập mạp trông dễ thương, ít ốm vặt

Không thể phủ nhận rằng trẻ em mũm mĩm thường trông rất dễ thương. Thế nhưng, không phải mập mạp sẽ khỏe mạnh, ít ốm vặt. Thực tế, những trẻ mập quá mức cân đối thì sẽ trở nên thừa cân, béo phì, do đó dễ mắc các bệnh nghiêm trọng. Nếu trẻ béo phí bị tiêu chảy, viêm phổi hay nhiễm trùng… bênh sẽ dễ diến tiện nặng hơn, trẻ hồi phục cũng chậm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường.

Nếu trẻ bị béo phì cho đến khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, rối loạn cơ xương… Một ví dụ dễ nhận thấy là nếu trẻ quá nặng cân sẽ chậm biết lẫy, biết bò và biết đi – những quá trình quan trọng trong sự phát triển thể chất và tinh thần ở đứa trẻ.

2. Cứ béo sẽ to cao

Thực tế không phải tất cả trẻ béo sẽ to cao khi dậy thì. Thậm chí, trẻ bị béo phì còn bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Bên cạnh đó, béo phì sẽ gây ra sự thụ động, chậm chạp, sức ì… trong học tập và vận động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

3. Không ăn thức ăn nhanh sẽ không thừa cân

Thức ăn nhanh luôn là món ăn ưa thích các các bạn nhỏ. Gà rán, khoai tây chiên, xúc xíc… luôn chứa nhiều chất béo nguy hiểm. Thế nhưng đây chỉ là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân thôi. Bên cạnh việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chế độ dinh dưỡng không đa dạng như ít rau xanh, ít chất xơ, vitamin, không ăn trái cây… mà ăn nhiều thịt, chất béo, tinh bột… cũng sẽ gây ra tình trạng dư thừa năng lượng, dẫn đến thừa cân, béo phì.

Nhìn chung, cha mẹ nên thay đổi quan niệm và nhận thức về cân nặng của trẻ. Cha mẹ cần có biện pháp dự phòng tránh béo phì ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cho bé một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ, kết hợp vận động hợp lý. Không chủ quan để khiến tình trạng béo phì trở thành bệnh.

Về mặt tâm lý, trẻ bị béo phì sẽ dễ có cảm giác tự ti, mặc cảm khi bị trêu chọc, so sánh với bạn đồng trang lứa. Lâu ngày, trẻ có thể sẽ bị trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Về dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn đúng và đủ cả lượng và chất. Mỗi bữa ăn nên có đủ 4 nhóm thực phẩm, chế biến đa dạng và đổi món liên tuc, duy trì việc uống sữa mỗi ngày để cung cấp canxi cho hệ cơ xương.

Về hoạt động, nên cho trẻ vận động hợp lý tùy theo lứa tuổi, nên cho trẻ vận động và vui chơi từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày. Cha mẹ cũng nên cùng con chơi một số các môn thể thao ngoài trời như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây… Hạn chế thời gian cho trẻ chơi game hay xem tivi, luôn tạo điều kiện để trẻ giúp đỡ việc nhà, đó cũng là một cách vận động tốt.  

“Nguồn: tổng hợp từ Internet”

xem thêm: những sai lầm của cha mẹ về sức khỏe của con trẻ

TIN LIÊN QUAN

Lên menu cho thực đơn tăng cân cho người gầy trong 7 ngày

kienthuc

Uống 10 ly nước ép trái cây mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tim mạch

kienthuc

Cách giảm cân trong 1 tuần xuống 8kg để bạn thỏa thích diện đồ tiệc tùng, bikini

kienthuc