Trẻ dậy thì sớm là như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm là như thế nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào?

Hiện nay, vấn đề trẻ em dậy thì sớm là vấn đề mà rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Vậy như thế nào thì được xem là dậy thì sớm? Dậy thì sớm có nghĩa là tình trạng phát triển về các bộ phận sinh dục sớm hơn so với lứa tuổi của trẻ, sớm hơn so với bình thường. Thông thường, ở bé gái phát triển nếu phát triển sớm ở giai đoạn 8 tuổi ,có kinh nguyệt trước 9 tuổi và bé trai phát triển trước 9 tuổi được xem là dậy thì sớm .

1. Phân loại các loại dậy thì sớm ở trẻ

1.1 Theo tốc độ phát triển:

  • Phát triển nhanh: Đa số các bé gái được cho là dậy thì sớm, có những bé gái xuất hiện hiện tượng dậy thì trước 7 tuổi được cho vào nhóm những bé thuộc phát triển nhanh. Những bé sẽ trải qua từng giai đoạn với tốc độ khá nhanh chóng, vì thế trẻ sẽ trở nên thấp kém hơn so với các bạn cùng trang lứa. Khi trưởng thành, những bé được cho vào nhóm này thì sẽ thuộc nhóm 6% những người có chiều cao thấp hơn những người phát triển bình thường.
  • Phát triển chậm: là trường hợp mà những bé gái tuy là có hiện tượng bắt đầu dậy thì sớm nhưng vẫn trải qua từng giai đoạn một với tốc độ khá bình thường. Những bé này sẽ có chiều cao nổi trội hơn so với các bạn cùng tuổi và vẫn sẽ tiếp tục cao lên cho đến khi xương đạt tốc độ trưởng thành nhất định.
  • Không kéo dài: là trường hợp những bé bắt đầu xuất hiện những thay đổi về mặt thể chất nhưng cũng nhanh chóng kết thúc.
Trẻ dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm

1.2 Theo tác động của những cơ quan bên trong:

  • Dậy thì sớm trung ương (có thể xem đây là dậy thì sớm thật ): do sự hoạt động sớm của hạ đồi _ tuyến yên và các bộ phận sinh dục đa số chủ yếu là hormone sinh dục
  • Dậy thì sớm ngoại biên (còn gọi là dậy thì sớm giả): là trường hợp dậy thì sớm mà không phụ thuộc vào sự kích thích của tuyến yên, cũng không phụ thuộc vào các hormone sinh dục
  • Dậy thì sớm một phần (được xem là dậy thì không hoàn toàn): là trường hợp dậy thì  sớm chỉ xuất hiện ở một bộ phận riêng lẻ, mang đặc tính của sinh dục thứ phát, có thể không phát triển hoặc cũng có thể phát triển rất chậm.

2. Nguyên nhân của dậy thì sớm là gì?

Theo các bác sĩ, những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến sự thay đổi đó là:

  • Nguyên nhân bệnh lý: một số trường hợp các bé mắc phải một bệnh lý nào đó, có thể là những căn bệnh về tuyến giáp, u não, bệnh u nang buồng trứng, u tinh hoàn,.. cũng có thể dẫn tới trường hợp dậy thì sớm.
  • Do lượng estrogen được nạp vào cơ thể bé quá nhiều thông qua con đường thực phẩm, đồ ăn mà bé dùng hằng ngày,…
  • Do di truyền.
  • Do sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Giới tính: thông thường tình trạng dậy thì sớm phổ biến ở bé gái hơn là bé trai.

Nguyên nhân khiến các tuyến nội tiết bị kích thích, tiết hormone gây dậy thì sớm hiện chưa được xác định rõ ràng. Ở bé gái thì có đến 81% trường hợp không rõ nguyên nhân. Ở bé trai có đến 65% trường hợp dậy thì sớm do có khối u hoặc tổn thương về thần kinh.

3. Tình trạng dậy thì sớm có thể để lại những hậu quả như:

Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh: nếu một số trường hợp dậy thì sớm do u não, tổn thương về não,.. thì cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Một số trường hợp thì do các sự bất thường về hormone sinh dục, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư vú, ung thư cổ tử cung đối với bé gái hay u nang buồng trứng thậm chí có thể gây hiếm muộn hoặc vô sinh ở bé trai. Tất cả các loại bệnh mà trẻ mắc phải cha mẹ cần đưa đi khám càng sớm càng tốt để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và từ đó có thể điều trị kịp thời, hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Đa số các bé dậy thì sớm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, thông thường sẽ có chung một tâm lí đó là tự ti và hay ngại, thậm chí có nhiều bé có hành vi thay đổi thất thường,..

Trẻ dậy thì sớm
Trẻ dậy thì sớm

4. Cách khắc phục dậy thì sớm là gì?

Trường hợp dậy thì sớm phải điều trị thì hiện nay có phương pháp thông dụng nhất đó là tiêm hormone làm chậm lại quá trình tăng trưởng, làm chậm tốc độ dậy thì và chậm quá trình tăng trưởng tuyến sinh dục thứ phát -GnRH . Khi vào cơ thể, hormone gây ức chế hoạt động của các tuyến nội tiết, gây chậm lại quá trình phát triển và dậy thì. Hormone này sẽ được tiêm mỗi tháng một lần hoặc sẽ được cấy ở vùng da dưới cánh tay của bé, phương pháp cấy dưới da sẽ có thời gian là 12 tháng một lần.

Trẻ được tiêm đúng cách sẽ làm chậm đi quá trình dậy thì sớm, thế nên trẻ vẫn sẽ có thể đạt được chiều cao theo di truyền của bố mẹ. Sẽ giảm đi áp lực về tâm lý và những nguy cơ về sinh lí để trẻ được phát triển theo đúng lứa tuổi.

Ngoài ra, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé  sao cho hợp lý, không nên ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn vặt, uống nhiều nước có gas. Nên có một chế độ ăn healthy hơn, tạo thói quen ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn.

Khi trẻ có dấu hiệu của các bệnh về dậy thì cần nên được đưa tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị. Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, xét nghiệm đánh giá tuổi của xương,.. để xác định chính xác về tình trạng của trẻ.

xem thêm: dậy thì sớm ở trẻ có nguy hiểm không

“Nguồn: tổng hợp từ Internet”

Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE

TIN LIÊN QUAN

Trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

kienthuc

Có nên cho trẻ sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn không?

kienthuc

3 ngộ nhận về thừa cân, béo phì mà không phải cha mẹ nào cũng biết

kienthuc