Mục lục
Vàng da và những điều cần biết
1. Vàng da là gì?
Vàng da tình trạng da của một bộ phận hay toàn thân, kết mạc mắt có màu vàng, gây ra do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu. Bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu già bị vỡ trong máu và được thay thế bởi các hồng cầu mới. Những tế bào hồng cầu này được chuyển hóa bởi gan và được thải ra ngoài chủ yếu qua phân và một lượng nhỏ trong nước tiểu.
Nếu gan bị suy yếu sẽ không thể chuyển hóa hết các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể lâu ngày gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt.
Vàng da là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Có 4 nhóm bệnh chủ yếu gây vàng da:
- Vàng da do gan
- Vàng da do thuôc
- Vàng da liên quan đến hồng cầu
- Vàng da liên quan đến ống mật chủ
1.1 Vàng da do gan
Đây là nhóm bệnh chính gây ra tình trạng vàng da ở người trưởng thành. Tế bào gan bị tổn thương và suy yếu khiến bilirubin không được chuyển hóa và đào thải dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Một số bệnh vàng da do gan gồm: viêm gan virus, Vviêm gan do rượu bia, viêm gan do dùng thuốc, xơ gan, ung thư gan … Vàng da do gan thường xuất hiện ở những bệnh nhân đang bị hoặc có tiền sử bị viêm gan, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu, phù, xuất huyết dưới da…
1.2 Vàng da do thuốc
Một số loại thuốc có thể gây viêm gan, viêm đường mật dẫn đến ứ mật và vàng da. Điều đầu tiên bạn nên thực hiện khi gặp tình trạng này là ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. Tùy trường hợp, da sẽ trở lại bình thường trong vòng một tuần, một số ít trường hợp có thể mất đến vài tháng.
1.3 Vàng da liên quan đến hồng cầu
Các bệnh lý hồng cầu hình liềm, sốt rét, tụ máu ở mô, hội chứng tan máu – tăng urê máu…. khiến hồng cầu bị tăng tốc độ phá hủy dẫn đến bilirubin được sản xuất nhiều hơn mức bình thường, lưu hành trong máu nhiều hơn nhiều trong máu. Gan không kịp chuyển hóa lượng lớn bilirubin dẫn tới sự tồn đọng bilirubin trong máu gây vàng da.
1.4 Vàng da liên quan đến ống mật chủ
Mỗi ngày, gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Dịch mật từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan đổ về ống mật chủ đến ruột để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu ống mật chủ bị hẹp hoặc bị nghẽn, mật chứa billirubin trào vào máu và gây vàng da. Tình trạng này được gọi là vàng da tắc mật hay vàng da sau gan.
Một số bệnh gây vàng da liên quan đến ống mật chủ thường gặp như: sỏi mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật, hẹp đường dẫn mật, ung thư đầu tụy, ung thư túi mật…
2. Làm gì khi bị vàng da?
Khi có dấu hiệu vàng da, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và đánh giá tình trạng. Sụ chẩn đoán chính xác dựa trên tiền sử, triệu chứng lâm sàng, có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt như siêu âm, chụp CT, chụp MRI, xét nghiệm máu, sinh thiết gan… để kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu.
3. Cách chữa vàng da hiệu quả
Tùy theo từng nguyên nhân và mức độ vàng da, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc), hoặc ngoại khoa (phẫu thuật)Tuy nhiên, để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng vàng da, bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Phòng ngừa tình trạng vàng da
Để phòng hiện tượng vàng da do bệnh gan, mật gây ra, tránh bị mắc các bệnh về gan thì cần: tiêm phòng vaccin viêm gan, xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; bổ sung đầy đủ 4 thành phần thiết yếu cho cơ thể như bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất; bổ sung nhiều chất xơ hòa tan, chất béo có lợi, thực phẩm giàu Omega-3 như dầu oliu, cá hồi, yến mạch; hạn chế bia rượu, thức ăn chế biến sẵn, chiên rán…
Có rất nhiều nguyên nhân gây vàng da nhưng chủ yếu do các bệnh lý về gan mật. Bạn hãy chủ động chăm sóc, bảo vệ gan và nâng cao sức khỏe từ hôm nay là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng vàng da và các bệnh lý nguy hiểm ở gan.
(Tổng hợp)
Xem thêm: