Vì sao khi già, sức khỏe răng miệng lại yếu đi? Có thể khắc phục được không?

Vi sao suc khoe rang mieng suy giam khi ban gia di, lieu chung ta co the lam gi de khac phuc van de nay?

Vì sao khi già, sức khỏe răng miệng lại yếu đi? Có thể khắc phục được không?

Trước đây, mất răng là một phần của quá trình lão hóa đối với hầu hết mọi người, và nó bắt đầu sớm. Nhiều người bắt đầu bị rụng răng ở độ tuổi 20 và đeo răng giả bằng ngà voi và kim loại trong suốt phần đời còn lại.

Với những tiến bộ trong công nghệ nha khoa, giáo dục và sức khỏe cộng đồng, giờ đây mọi người có thể sống trọn đời với một bộ răng tự nhiên đầy đủ.

Tuy nhiên, quá trình lão hóa cũng gây khó khăn cho răng và nướu, vì nó có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý răng miệng. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn chặn điều đó.

Dưới đây là một số vấn đề về răng miệng trở nên phổ biến hơn theo độ tuổi và cách chăm sóc.

1. Men răng bị đổi màu

Sự đổi màu men răng có xu hướng xảy ra theo tuổi tác. Đây là lý do tại sao: Theo thời gian, lớp ngoài của men răng bị mòn đi, làm mất đi lớp ngà (mô cứng màu vàng bên dưới men răng). Hơn nữa, ngà răng cũng phát triển khi bạn già đi, làm cho răng có màu sẫm hơn.

Vi sao suc khoe rang mieng suy giam khi ban gia di, lieu chung ta co the lam gi de khac phuc van de nay?

Sự đổi màu men răng có xu hướng xảy ra theo tuổi tác.

Các yếu tố khác, bao gồm ăn thực phẩm làm ố răng, sử dụng thuốc lá, chấn thương răng, vệ sinh răng miệng kém và một số bệnh và thuốc cũng góp phần làm cho men răng bị sẫm màu.

2. Khô miệng

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), gần 1/3 số người lớn trên 65 tuổi phải đối mặt với chứng khô miệng (còn được gọi là xerostomia), một tình trạng xảy ra khi cơ thể không tiết đủ nước bọt. Và con số này tăng lên 40% những người ở độ tuổi 80.

Khô miệng gia tăng theo tuổi tác vì một số lý do. Thủ phạm phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Càng già, chúng ta càng có nhiều khả năng đang dùng thuốc để điều trị một vấn đề sức khỏe mãn tính và một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch và thuốc thông mũi – có thể khiến tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng hơn.

Bản thân một số tình trạng sức khỏe – chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer hoặc Parkinson cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ khô miệng.

3. Sâu răng

Khô miệng và sâu răng xảy ra song song với nhau, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Điều này là bởi, nước bọt của chúng ta có đặc tính kháng khuẩn và làm sạch giúp bảo vệ bề mặt chân răng khỏi sâu răng. Vì vậy, nếu miệng khô như sa mạc, bạn sẽ dễ bị vi khuẩn xấu xâm nhập gây sâu răng.

Người lớn tuổi cũng có nguy cơ bị sâu chân răng cao hơn do tình trạng tụt nướu tăng lên, làm lộ bề mặt chân răng và gần một nửa số người lớn trên 75 tuổi có ít nhất một hốc chân răng.

4. Bệnh nướu răng

Hơn 2/3 số người từ 65 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi bệnh nướu răng (nha chu), theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Bệnh nướu răng, giống như hầu hết các vấn đề răng miệng khác, là một tình trạng tích lũy.

Hãy nghĩ về nó như thế này: Nếu bạn bị mất một milimet mô nướu khi còn nhỏ và nướu của bạn tiếp tục tụt lại một chút trong những năm qua, bạn có thể sẽ trông thấy cả một chiếc răng dài sau này.

Ngoài ra, bệnh nha chu cũng có nhiều khả năng phát triển ở những người mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim và COPD.

5. Rụng răng

Theo CDC, gần 1% số người lớn từ 65 tuổi trở lên và 1/4 số người trên 75 tuổi đã mất hết răng. Mất răng là dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng răng bị lỏng lẻo do tuổi tác và thời gian.

Vi sao suc khoe rang mieng suy giam khi ban gia di, lieu chung ta co the lam gi de khac phuc van de nay?

Theo CDC, gần 1% số người lớn từ 65 tuổi trở lên và 1/4 số người trên 75 tuổi đã mất hết răng.

Chẳng hạn, nếu bệnh nướu răng không được điều trị, các cấu trúc xương nâng đỡ răng có thể suy yếu và héo mòn, khiến răng trở nên lung lay.

6. Ung thư miệng

Theo CDC, ung thư miệng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, với độ tuổi chẩn đoán trung bình là 62. Một số thói quen có nguy cơ cao như hút thuốc, đặc biệt nếu đó là một hành vi lâu dài, sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư miệng.

Khi chúng ta xem xét các mẹo để bảo vệ răng và nướu khi bạn già đi, phòng ngừa suốt đời là chìa khóa quan trọng. Điều đó có nghĩa là bạn nên bắt đầu ưu tiên sức khỏe răng miệng của mình ngay bây giờ – càng sớm càng tốt.

Mặc dù bạn có thể đã biết các nguyên tắc cơ bản như chải răng hai lần mỗi ngày (2 phút mỗi lần) và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày – có rất nhiều việc khác bạn có thể làm cho sức khỏe răng miệng của mình để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng và đảm bảo răng của bạn luôn trong tình trạng đẹp nhất khi về già.

– Mua bàn chải đánh răng có lông mềm và đảm bảo thay bàn chải đánh răng hoặc đầu bàn chải ba tháng một lần.

– Ưu tiên chăm sóc răng miệng thường xuyên. Việc thăm khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm vấn đề và xử lý nó từ trong trứng nước.

– Hướng tới phong cách sống cân bằng, khỏe mạnh. Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên cũng quan trọng đối với răng cũng như đối với sức khỏe tổng thể.

– Luôn uống đủ nước để chống lại tình trạng khô miệng và thiếu nước bọt.

– Hạn chế đồ uống có cồn và caffein

– Bỏ thuốc lá

Giữ thói quen chăm sóc răng miệng tốt không chỉ giúp tránh các vấn đề sức khỏe răng miệng khi về già mà còn bảo vệ cho sức khỏe tổng thể.

xem thêm: chăm sóc răng miệng đúng cách

“Nguồn: Suckhoegiaidinh”

Source: https://kienthucsuckhoe.vn
Category: SỐNG KHỎE

TIN LIÊN QUAN

5 Công thức dưỡng da bằng dầu dừa và lưu ý khi sử dụng

kienthuc

7 công thức tẩy tế bào chết toàn thân tại nhà an toàn, hiệu quả

kienthuc

10 cách làm đẹp da mặt tại nhà đơn giản

kienthuc